Khoai sọ là loại cây sống ở vùng ngập lũ. Ở Việt Nam có nhiều loại khoai sọ như: khoai sọ trắng, khoai sọ xanh, khoai sọ tím … Khoai sọ được dùng để nấu ăn hoặc chế biến công nghiệp. Người Việt Nam xếp khoai sọ vào nhóm thực phẩm đơn giản, dễ ăn, dễ nấu. Bà bầu ăn khoai sọ được không?
Như chúng ta đã biết, khoai sọ là thực phẩm an thai rất tốt cho bà bầu. Ngoài ra, khoai sọ cũng rất tốt cho bà bầu, khoai sọ trong món ăn có chứa khá nhiều chất sắt. Lượng sắt này giúp bổ sung lượng sắt còn thiếu ở bà bầu. Điều này giúp ngăn ngừa chóng mặt do thiếu máu. Đồng thời giúp tăng lượng máu hỗ trợ sự phát triển đồng đều của hệ cơ quan của thai nhi.
Mục lục
Dinh dưỡng từ khoai sọ
Khoai sọ thuộc họ Ráy, có củ cái và củ con. Khác với khoai môn hay khoai lang, củ khoai sọ nhỏ hơn, có nhiều củ con và nhiều tinh bột hơn. Ở nước ta phổ biến một số giống khoai sọ là khoai sọ núi, khoai sọ trắng, khoai sọ dọc trắng,…
Trong khoai sọ có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Như: Protein, chất béo, chất xơ, tinh bột, fructose, canxi, photpho, magie, natri, kali, sắt, kẽm, đồng, vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin,… Dễ thấy khoai sọ nhiều chất xơ. Giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, khoai sọ còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể với nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Bà bầu có nên ăn khoai sọ?

Khoai sọ là loại củ có vị bùi bùi, dẻo thơm và chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Như protein, lipid, canxi, kali, sắt, caroten, các loại vitamin C, B1, B2, PP. Với thành phần chất dinh dưỡng trên, khoai sọ được dùng làm nguyên liệu phổ biến của nhiều món ăn ngon cũng như các bài thuốc Đông y chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn khoai sọ sẽ giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai. Vì vậy, bà bầu không cần phải kiêng khem mà có thể yên tâm chế biến và sử dụng loại củ này.
Những lợi ích từ khoai sọ mang lại cho bà bầu
Ngăn ngừa táo bón
Cũng như khoai lang, bà bầu ăn khoai sọ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Vì trong loại củ này có chứa hàm lượng chất xơ cao có tác dụng giữ nước, làm mềm phân và chống tình trạng táo bón khó chịu trong thai kỳ. Bà bầu có thể ăn khoai sọ bằng cách luộc, nấu canh hoặc ninh xương… để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong khoai sọ có chứa thành phần chống oxy hóa cao có khả năng kháng khuẩn và các virus gây bệnh. Do đó bà bầu ăn khoai sọ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngăn ngừa một số bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh, sốt, ho và các tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi mang thai.
Ổn định đường ấp
Bà bầu ăn khoai sọ còn có tác dụng ổn định huyết áp nhờ hàm lượng kali tương đối cao. Trung bình 100g khoai sọ sẽ chứa hơn 448mg kali. Hoạt chất này đóng vai trò như một chất điện giải giúp kiểm soát lượng nước bên trong tế bào. Điều hòa huyết áp và ngăn ngừa các chứng bệnh trong thai kỳ như tiền sản giật, sinh non…
Ngăn ngừa tiểu đường thai kì
Bà bầu ăn khoai sọ có tốt không? Bà bầu ăn khoai sọ không chỉ tăng cường sức khỏe. Mà còn giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hữu hiệu. Từ đó làm giảm các biến chứng nguy hiểm khi mang thai do bệnh tiểu đường gây ra.
Giúp cơ thể khỏe mạnh
Bà bầu ăn khoai sọ sẽ bổ sung cho cơ thể thành phần gluxit dồi dào. Chất này có tác dụng cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Giúp cơ thể chống suy nhược và mau hồi phục sức khỏe.
Hạn chế đau nhức xương khớp
Các thành phần khoáng chất tốt cho hệ xương. Như canxi, magie, kali, phốt pho, mangan được tìm thấy rất nhiều trong củ khoai sọ. Vì vậy, bà bầu ăn khoai sọ sẽ giúp tăng mật độ xương, giảm các cơn đau nhức, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Giúp cho làn da luôn mạnh khỏe
Trong khoai sọ có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng các loại vitamin A, vitamin E giúp thúc đẩy làn da khỏe mạnh. Các thành phần này sẽ nuôi dưỡng tế bào da, đẩy lùi các nếp nhăn và tình trạng lão hóa. Vì vậy bà bầu ăn khoai sọ để sở hữu làn da tươi trẻ nhé.
Bà bầu ăn bao nhiêu khoai sọ trong thai kì thì tốt?

Nếu hỏi bà bầu được ăn khoai sọ không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, việc xây dựng chế độ ăn uống cho bà bầu cần phải đa dạng các loại thực phẩm với liều lượng hợp lý và phù hợp nhu cầu cơ thể.
Vì vậy, mặc dù bà bầu ăn khoai sọ mang lại nhiều lợi ích nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Tốt nhất là bà bầu ăn khoảng 100g khoai sọ mỗi ngày là đủ. Nếu bà bầu ăn khoai sọ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết do hàm lượng tinh bột cao. Đối với những thai phụ gặp vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng thì không nên ăn.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn khoai sọ
Bà bầu có thể ăn khoai sọ luộc chín hoặc chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Để không bị ngán như canh khoai sọ rau nhút, canh khoai sọ sườn non, cháo khoai sọ, chè khoai sọ… Tuy nhiên, có một số lưu ý bà bầu cần nắm rõ khi sử dụng loại củ này:
– Để chọn được những củ khoai sọ thơm bùi và chứa nhiều dưỡng chất, chị em nên ưu tiên chọn những củ có kích thước vừa. Khi bổ ra bên trong củ có màu trắng đục, xuất hiện các vân màu tím bắt mắt.
– Khi sơ chế khoai sọ, bà bầu nên đeo bao tay hoặc giữ tay thật khô để tránh cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
– Chị em nên gọt sạch phần vỏ, loại bỏ đất cát và các phần bị hư hỏng. Tránh gọt vỏ quá sâu vào phần thịt làm mất đi lượng protein nằm sát phần vỏ của củ khoai sọ.
– Tuyệt đối không sử dụng những củ khoai sọ bị mọc mầm vì chúng chứa độc tố cao dễ dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
Có thể thấy món khoai sọ là một loại thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng. Bà bầu ăn khoai sọ không chỉ nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe của bản thân. Ngăn ngừa các tình trạng khó chịu trong thai kỳ. Mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, bà bầu đừng ngại ngần bổ sung khoai sọ vào thực đơn với hàm lượng vừa đủ. Để kích thích vị giác, cung cấp đủ dưỡng chất một cách an toàn và hiệu quả.