Những câu nói bên dưới của bố mẹ có thể sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con cái. Tất cả phụ huynh nào cũng mong muốn con cái trở thành những người tốt bụng, thông minh, dũng cảm và trung thực. Tuy nhiên, không phải những phẩm chất này tự nhiên mà có được mà đó là kết quả của cách dạy con của mỗi người bố, người mẹ.
Bố mẹ chính là người chịu trách nhiệm đối với tương lai của con trẻ. Đồng thời cách dạy con của bố mẹ chính là “chìa khóa” giúp trẻ trở thành người thnahf công trong tương lai. Cùng chúng tôi điểm ra một số câu nói mà bạn không nên nói với con để tránh ảnh hưởng đến tương lai sau này của bé nhé. Những điều bên dưới sẽ giúp ích cho bạn trong “công cuộc” dạy con đấy!
Mục lục
Những lời nói dọa dẫm con
Cha mẹ nào cũng từng một lần dọa dẫm để con nghe lời. Nếu đã nói sẽ làm điều gì đó khi con không nghe lời, thì hãy thực hiện. Nếu không, đứa trẻ sẽ nhận ra cha mẹ chỉ đang hù họa và dần dần không coi trọng lời nói của cha mẹ nữa.
Không nên khen con thông minh
Nhiều người nghĩ khen con sẽ nâng cao lòng tự trọng của trẻ. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý học, hành động này thường mang lại hậu quả đáng tiếc, dễ khiến con bạn có thể mất động lực phấn đấu. Ngoài ra, khi nghe nói chúng có năng khiếu, chúng có thể mất hứng thú học tập và làm việc. Tốt nhất, bạn chỉ nên khen con chăm chỉ.
Không nên vỗ về “Không sao đâu con” khi trẻ khóc
Khi một đứa trẻ khó chịu và khóc, bố mẹ thường vỗ về “không sao đâu con” khiến trẻ nghi ngờ cảm xúc của chính mình. Khi lớn lên, chúng cũng sẽ cư xử như vậy – như một kẻ vô tình – với những người xung quanh. Nên nhớ những lời động viên sáo rỗng này không giúp ích cho ai, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ.
Không nên đưa ra nhận xét chủ quan với trẻ
Trẻ có xu hướng sao chép hành vi của bố mẹ, gồm cả thái độ với môn học. Vì vậy, ngay cả khi đứa trẻ có năng khiếu toán học, chúng vẫn có thể mất hứng thú với môn này, vì những nhận xét của cha mẹ.
Không nên đưa ra câu hỏi đặt nhiều kỳ vọng
Câu hỏi này không thể hiện sự quan tâm mà đặt kỳ vọng của bạn vào câu trả lời. Như bạn đang muốn xác nhận mọi thứ đều ổn và tuyệt vời. Nếu thực tế không phù hợp với mong muốn đó; đứa trẻ dễ cảm thấy tội lỗi, khó chịu và tự bỏ đi. Khi lớn lên, chúng ngại thể hiện cảm xúc tiêu cực. Sau đó tự biến mình thành ốc đảo. Vì sợ cảm xúc đó khiến người xung quanh phiền lòng.
Tránh nói những câu nói đem đến cảm giác bất an
Cha mẹ nào cũng từng gặp cảnh phải rời sân chơi, công viên về nhà mà con vẫn muốn chơi tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn dọa bỏ con, trẻ sẽ thấy bất an. Đứa trẻ đột nhiên nhận ra cha mẹ có thể bỏ mình, mặc kệ thế giới đáng sợ và nguy hiểm thế nào. Khi lớn lên, con dễ mắc nhiều sai lầm trong các tình huống khó khăn và căng thẳng.
Không nên nói những câu mang tính “bắt buộc”
Sự hào phóng là một phẩm chất tuyệt vời nên nhiều cha mẹ muốn dạy con từ nhỏ. Nhưng trong những năm đầu đời, trẻ không hoàn toàn biết đồng cảm là gì. Và tại sao chúng nên chia sẻ đồ chơi của mình với một đứa trẻ khác. Khi bạn bắt con phải cho đi thứ mà chúng yêu thích; bạn đã gieo vào đầu chúng những ý tưởng sai lầm. Nếu bạn muốn lấy một thứ gì đó chỉ cần khóc. Hoặc rằng một đứa trẻ nên cho đi bất cứ thứ gì chúng được yêu cầu.
Lời kết
Dạy con theo kiểu dọa nạt hay bỏ qua cảm xúc thực sự của trẻ không chỉ tạo sự không an toàn tại thời điểm đó. Nó còn để lại “di chứng” khi trưởng thành Bạn nên dạy con về thái độ tôn trọng, lễ phép với mọi người bằng chính việc làm của mình. Trẻ sẽ nhìn vào bạn và học hỏi. Đây là cách dạy trẻ hiệu quả nhất. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ ở trên đã đem đến cho bạn nhưng điều hữu ích trong việc dạy con.