Giành huy chương vàng Olympic là mục tiêu cuối cùng của các vận động viên. Huy chương vàng tượng trưng cho đỉnh cao tuyệt đối của thể thao, các vận động viên phải trải qua nhiều năm, thậm chí hàng chục năm tập luyện trước khi có thể tham gia Thế vận hội. Phần thưởng cho những người đoạt huy chương là khác nhau ở mỗi quốc gia. Ở châu Á, các nước Đông Nam Á là các quốc gia thưởng “đậm” cho các vận động viên đoạt HCV tại Olympic Tokyo 2020, cao hơn nhiều nếu so với Việt Nam.
Những quốc gia có mức thưởng cao nhất
Theo Forbes, Singapore đứng đầu, Indonesia đứng thứ ba trong top 10 quốc gia/vùng lãnh thổ treo thưởng VĐV đoạt huy chương Olympic kỳ này. Singapore đứng đầu danh sách với 738.000 USD cho VĐV đoạt HC vàng, 370.500 USD cho HC bạc, 185.300 USD cho HC đồng. Dù vậy, đến trưa 4/8, toàn chương trình thi đấu chưa ghi nhận đảo quốc sư tử biển về top 3.
VĐV Indonesia, nếu đoạt HC vàng ở Tokyo 2020, sẽ nhận đến 346.000 USD, tương đương mức thưởng cặp vô địch cầu lông Rio 2016 – Tontowi Ahmad và Liliyana Natsir. Ngoài ra, nhà vô địch Olympic còn nhận trợ cấp trọn đời 1.400 USD hàng tháng. Indonesia hiện có năm huy chương, trong đó một Vàng.
Đài Loan đứng thứ hai tiền thưởng, với 716.000 USD cho HC vàng. Mức thưởng sẽ giảm dần tương ứng thành tích. Hôm 1/8, CT Pan chốt top 3 golf cá nhân nên anh sẽ nhận 179.000 USD, cao gần gấp năm lần so với phần cho HC vàng ở đoàn Mỹ. Và dù không được đứng trên podium, các VĐV xứ Đài vẫn có cửa được thưởng – 32.000 USD nếu có mặt trong top 8 ở nội dung tranh tài. Cả đoàn đang có 10 huy chương, trong đó hai Vàng, bốn Bạc.
Bangladesh treo thưởng cao thứ tư. Quốc gia Nam Á chưa từng đoạt huy chương ở Thế vận hội. Kỳ này, họ treo mức 300.000 USD cho HC vàng, 150.000 USD với HC bạc và khoảng 100.000 USD cho HC đồng. Dù vậy, cả đoàn gồm tám thành viên đã hết cửa nhận thưởng từ Uỷ ban Olympic nước nhà.
Những quốc gia nửa sau top 10
Kazakhstan chốt top 5 với 250.000 USD cho HC vàng. Nửa sau top 10, ngoài Italy, Hungary và Kosovo còn hai quốc gia Đông Nam Á – Malaysia thứ sáu và Philippines thứ tám. Tuyển thủ Malaysia đoạt HC vàng có thể lĩnh 237.000 USD một lần hoặc theo tháng.
Nữ tuyển thủ cử tạ Hidilyn Diaz đã bội thu. Khi mang về chiếc HC vàng Olympic đầu tiên trong lịch sử thể thao Philippines. Bởi ngoài chuẩn 200.000 USD, cô còn được thêm các khoản từ Tổng thống Duterte, cá nhân, doanh nghiệp. Tổng tiền thưởng của Diaz dịp này, được tính toán là lên đến 970.000 USD. Chưa gồm một căn hộ, một nhà, một xe và suất bay miễn phí không giới hạn với hai hãng hàng không bản xứ.
Cơ cấu thưởng cho HC vàng – bạc đồng của nước chủ nhà Nhật Bản ở mức 45.000 – 18.000 – 9.000 USD. Cao hơn Mỹ là 37.500 – 22.500 – 15.000 USD. Tuy nhiên, quốc gia đăng cai dành ngoại lệ cho đội bóng chày – thêm 45.000 USD mỗi thành viên; nếu đội đoạt HC vàng. Forbes ghi nhận phân khúc thưởng trung bình thấp có cả Australia, Brazil, Canada, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Serbia và Thuỵ Sĩ. Trong khi đó, Anh, New Zealand, Na Uy, Thuỵ Điển không động viên bằng tiền dù VĐV đoạt huy chương.
Bảng tổng sắp huy chương Olympic tính đến ngày 2/8
Ngày 2-8 là “ngày vàng” của thể thao Trung Quốc tại Olympic 2020. Khi họ giành thêm đến 5 tấm HCV. Trong khi đó, đoàn thể thao Mỹ chỉ có thêm 2 tấm HCV. Bị Trung Quốc nới rộng khoảng cách lên 7 HCV trên bảng xếp hạng. Xếp thứ ba trên bảng tổng sắp huy chương là đoàn chủ nhà Nhật Bản. Sau khởi đầu ấn tượng, đoàn Nhật Bản có 2 ngày liên tục không giành HCV nào. Hiện đang bị các đoàn thể thao phía sau thu hẹp khoảng cách.
Kết thúc ngày 2-8, thể thao Đông Nam Á đón thêm tin vui. Khi đoàn Indonesia đã giành HCV nhờ công của bộ đôi VĐV Polii Greysia/Apriyani Rahayu ở môn cầu lông. Indonesia là đoàn thể thao thứ ba tại Đông Nam Á giành HCV Olympic 2020. Các đoàn trước đó là Thái Lan và Philippines.