Cách ăn dứa đúng cách dành riêng cho bà bầu

Dứa rất quen thuộc với chị em phụ nữ vì nó có tác dụng làm đẹp rất tốt. Axit bromic có trong dứa nhẹ nhàng tẩy lớp tế bào sừng bên ngoài. Dùng nước ép dứa làm mặt nạ giúp tái tạo da và giúp da trắng sáng, mịn màng hơn. Ngoài ra, các thành phần enzyme trong dứa còn có chức năng tẩy tế bào chết và làm mềm da. Nước ép dứa thực sự rất tốt cho việc cải thiện làn da, giúp da khỏe đẹp mỗi ngày. Khi mang thai, bà bầu thường phải nhịn ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Cũng giống như nhiều loại trái cây khác, dứa cung cấp nhiều vi chất cần thiết nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, muốn biết khi mang thai có được ăn dứa không thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Có nên ăn dứa khi mang thai?

Tuy không thể hoàn toàn khẳng định ăn dứa khi mang bầu là an toàn. Nhưng loại quả này có thể tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Có không ít lời đồn xung quanh sảy thai do ăn dứa. Nhưng sự thật lại không hoàn toàn như vậy. Các nghiên cứu khoa học không đưa ra bất cứ kết luận nào chắc chắn nguyên nhân sảy thai là do ăn dứa. Đây được coi như một kinh nghiệm dân gian truyền miệng. Nên họ tránh ăn khi mang thai để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Theo phân tích, dứa chứa một loại enzyme tên là bromelain. Đây là một thành phần thường không được khuyến khích cho phụ nữ đang mang thai. Chúng có thể gây ra hoạt động làm phá vỡ cấu trúc protein cơ thể. Khiến bạn gặp phải vấn đề chảy máu bất thường. Tuy nhiên theo dữ liệu phân tích loại enzyme này tồn tại trong lõi. Và chúng ta thường bỏ chỉ ăn phần thịt. Do vậy lượng enzyme đi vào cơ thể khi ăn dứa khá thấp để gây sảy thai.

Dứa có thể thêm vào thực đơn bà bầu

Thành phần dinh dưỡng trong dứa sẽ cung cấp đủ cho cả bạn và thai nhi
Thành phần dinh dưỡng trong dứa sẽ cung cấp đủ cho cả bạn và thai nhi

Theo nghiên cứu dinh dưỡng cho bà bầu thì trong suốt thai kỳ cần bổ sung 5 nhóm dinh dưỡng sau:

– Rau

– Trái cây

– Sản phẩm có nguồn gốc từ sữa

– Các loại hạt

– Chất đạm

Những nhóm thực phẩm này là nguồn dồi dào vitamin. Và nguyên tố khoáng vi lượng giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. Thực đơn cho phụ nữ mang thai ngoài giàu dinh dưỡng còn yêu cầu đa dạng thực phẩm để ăn ngon miệng hơn. Hơn nữa bạn cần uống nhiều nước để cơ thể thuận lợi cho quá trình trao đổi chất tránh tác hại do thiếu nước gây ra.

Để tính toán chính xác nhu cầu thực phẩm cơ thể bạn cần thông qua các chỉ số cơ thể. Giả sử bạn 30 tuổi cao 1m60 nặng 64 kg nên ăn khoảng 4,5 chén trái cây hoặc rau trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những tháng sau đó nên tăng dần lên 5 chén hoặc hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi. Đôi khi do đặc điểm công việc và thói quen sinh hoạt bạn có thể tăng lên 6 cốc . Để đảm bảo luôn cung cấp đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai.

Hướng dẫn cách sử dụng dứa hợp lý

Dứa còn có khả năng chống viêm, chống đông máu và ngăn ngừa nguy cơ ung thư…
Dứa còn có khả năng chống viêm, chống đông máu và ngăn ngừa nguy cơ ung thư…

Hàm lượng vitamin C trong 1 cốc dứa được cho là đủ cho nhu cầu cả ngày của phụ nữ trong thai kỳ. Ngoài ra, ăn dứa khi mang thai bạn còn được cung cấp một số thành phần dinh dưỡng khác như:

– Folate

– Sắt

– Magie

– Mangan

– Đồng

– Vitamin B6

Đây đều là những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho thai. Để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe cho đến khi trưởng thành. Do vậy, bạn có thể áp dụng một số cách sau để tăng khả năng tiêu thụ dứa của cơ thể:

– Ăn kèm dứa với sữa chua vào bữa sáng

– Sử dụng sinh tố dứa

– Ăn dứa cùng các món nướng khi mùa hè

– Nướng dứa cùng rau củ và thịt

– Dùng dứa làm salad cho bữa ăn nhẹ

– Làm dứa đánh đá

– Thêm dứa vào các món xào hoặc pizza

Lưu ý khi ăn dứa

Ăn dứa vào tháng cuối đem lại nhiều tác dụng cho mẹ bầu
Ăn dứa vào tháng cuối đem lại nhiều tác dụng cho mẹ bầu

Tuy các nghiên cứu đã loại dần quan điểm ăn dứa gây sảy thai sớm. Nhưng đôi khi nó có thể xuất hiện một chút khó chịu cho cơ thể phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn gặp vấn đề về dạ dày nên chú ý cẩn trọng khi ăn dứa. Dứa chứa một lượng acid gây nên hiện tượng ợ chua và trào ngược dạ dày. Do vậy bạn không nên ăn quá nhiều dứa nếu dạ dày đang gặp phải vấn đề.

Một số khác ít ăn dứa hoặc xuất hiện dị ứng khi ăn dứa cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn kiểm tra. Dưới đây là một số dấu hiệu cho biết bạn dị ứng với dứa:

– Ngứa ngay hay sưng đau trong khoang miệng

– Kích ứng trên da

– Xuất hiện hen suyễn

– Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi

Thời gian bạn cảm nhận được những biểu hiện này thường chỉ sau vài phút ăn dứa. Đôi khi do bạn dị ứng với phấn hoa hay nhựa mủ cũng khiến dị ứng khi ăn dứa. Bạn cần chú ý mọi phản ứng cơ thể để sơ cứu kịp thời.

Một số loại trái cây tốt cho bà bầu

Trong thai kỳ bạn không chỉ ăn dứa mà còn cần bổ sung nhiều thực phẩm khác. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đa dạng cho thai nhi. Tùy vào từng thời điểm bạn có thể lựa chọn thêm một số loại trái cây như:

– Táo

– Cam

– Mơ

– Xoài

Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm đậu xanh, khoai lang, bí và rau bina để hỗ trợ phát triển toàn diện thể chất trí tuệ cho thai nhi. Thai phụ thường được khuyến khích sử dụng thực phẩm tươi ngon. Nhưng nếu bạn quá bận rộn có thể dùng rau củ đông lạnh, sản phẩm đóng hộp hay sấy khô thay cho món ăn vặt để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể hàng ngày.

Hãy quên đi lời đồn về sảy thai sớm do ăn dứa khi mang bầu. Bạn có thể thưởng thức các món ăn từ dứa như dứa tươi, dứa đóng hộp hay ép lấy nước. Thành phần dinh dưỡng trong dứa sẽ cung cấp đủ cho cả bạn và thai nhi để có thai kỳ khỏe mạnh. Mặc dù vậy nếu bạn vẫn còn băn khoăn có nên ăn dứa khi mang thai không, có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Bạn cũng có thể sử dụng các loại trái cây khác để tránh bị áp lực tinh thần về những rủi ro khi ăn dứa.

Lời kết

Câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai” là có. Do đó, mẹ bầu có thể an tâm nếu chế độ ăn có thành phần là dứa. Để mang lại hiệu quả tốt về sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn nên ăn từ 1-2 khẩu phần mỗi tuần (mỗi khẩu phần tương đương khoảng 165g). Bởi lượng bromelain trong một khẩu phần dứa không có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ.

Chỉ khi bạn ăn quá nhiều như khoảng trên 7 khẩu phần/tuần thì mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể, vì lúc này dứa làm tăng một lượng lớn bromelain − một loại enzyme làm tăng nguy cơ sẩy thai. Lưu ý là để an tâm hơn khi ăn dứa mẹ bầu nên loại bỏ sạch phần lõi, vì đây là nơi mà lượng bromelain tập trung nhiều nhất. Ngoài ra, mẹ có thể chọn dùng dứa đóng hộp hay nước ép dứa vì trong quá trình sản xuất lượng bromelain đã được loại bỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!