Cây hoa hòe có tính chất cầm máu, hạ mỡ máu, chống viêm, chống co thắt, chống loét, chống tiêu chảy, điều trị huyết áp cao, sốt xuất huyết nhẹ, trĩ, chảy máu, rong kinh,… Là một cây thuốc quý và được trồng phổ biến ở nước ta. Hiện nay, các loại thuốc Đông y được các bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng sử dụng trong điều trị tăng huyết áp. Cây hoa hòe dùng để chữa bệnh cao huyết áp rất hiệu quả và an toàn đặc biệt dùng lâu dài sẽ không gây hiện tượng nhờn thuốc. Cây hoa hòe là một trong những loại thảo mộc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Mục lục
Vitamin P có trong cây hoa hòe
Trong hoa hòe có chứa rutin. Rutin là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mạch máu. Rutin trong hoa hòe giúp ổn định và hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến mạch máu não. Người ta thường dùng nụ hoa hòe để làm thuốc. Hàm lượng rutin chứa trong nụ hoa rất cao (6-30% rutin). Hoa đã nở sẽ chứa hàm lượng rutin thấp hơn nên chất lượng dược liệu cũng giảm. Sau khi thu hoạch nụ hoa, người ta tiến hành phơi khô hoặc sấy khô. Nụ hoa hòe khô có mùi thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu.
Công dụng của cây hoa hòe
Theo y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chỉ huyết. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu, rong kinh, đại tiện ra máu. Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não. Ngoài ra, hoa hòe còn có một số tác dụng khác như:
- Cầm máu: các chứng chảy máu cam; tiểu tiện, đại tiện ra máu; rong kinh.
- Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và tăng độ bền của mao mạch.
- Hạ mỡ trong máu.
- Viêm loét.
Một số bài thuốc từ cây hoa hòe
Chữa bệnh ra máu và xuất huyết
Bài thuốc thứ nhất là kết hợp hoa Hòe và Diếp cá và Địa du. Chuẩn bị: hoa Hòe 20g, Diếp cá 12g và Địa du 10g. Sau khi rửa sạch thì sao đen Địa du và hoa Hòe. Tiếp theo sắc hỗn hợp đã sao đen và Diếp cá với 300ml nước, sắc còn lại 200ml. Hàng ngày chia ra uống từ 1 lần đến 2 lần.
Bài thuốc thứ 2 thì chỉ sử dụng hoa Hòe hoặc quả cây hoa hòe. Chuẩn bị: 8g đến 12g quả cây hoa Hòe hoặc 10g đến 15g hoa Hòe. Nếu dùng hoa Hòe thì phải sao đen rồi mới sắc uống. Sắc hoa Hòe hoặc quả cây hoa Hòe với 300ml nước còn lại 200ml. Chia ra hàng ngày uống từ 1 lần đến 2 lần.
Bài thuốc trị bệnh ngoài da
Bài thuốc gồm có: hoa Hòe tươi, Khúc Khắc và Cam Thảo. Một thang thuốc trị bệnh ngoài da gồm có: hoa Hòe tươi 30g, Khúc Khắc 30g và Cam Thảo 9g. Cho thang thuốc vào ấm pha với nước sôi để thuốc ra hết các chất. Dùng uống như trà hàng ngày và mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Bài thuốc chữa lao hạch ở cổ
Bài thuốc gồm gạo nếp và hoa Hòe. Mỗi thang thuốc có tỉ lệ 1:2. tức 1 phần gạo nếp và 2 phần hoa Hòe. Sau khi sao đen hỗn hợp thì nghiền nhỏ thành bột. Hàng ngày, uống 10g bột, có thể pha bột với nước để uống. Nên uống vào buổi sáng khi chưa ăn.
Cách pha trà hoa hòe
Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, sau đó rót 300ml nước vừa đun sôi vào, đợi khoảng 3 – 5 phút. Sau khi hoa hòe ngấm nước chìm xuống là có thể dùng được. Nếu hoa hòe chưa chìm xuống là do bạn dùng nước chưa thật sôi. Ngoài ra, cũng có thể cho hoa hòe vào ấm đổ nước và đun sôi trong vòng 1 – 2 phút.
Lưu ý: Hoa hòe có tính hơi lạnh nên những người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu) không được dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì phải phối hợp với các dược liệu khác có tính ấm nóng. Nên tìm đến những lương y có tay nghề cao để được tư vấn và có được hiệu quả điều trị tốt nhất. Ngoài điều trị bệnh cao huyết áp, hoa hòe cũng có thể được dùng để điều trị một số bệnh khác như tiêu chảy, trĩ chảy máu, chảy máu cam, … rất hiệu quả.