Một số công thức nấu cháo rau củ cho trẻ mới ăn dặm

Các loại rau củ ngoài việc cung cấp chất đạm, chất xơ thì trong các loại rau củ này, hàm lượng vitamin cũng rất cao. Ví dụ như rau cải, rau dền, củ cải, cà rốt, bí đỏ, bắp cải… Nhờ vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cũng như sự phát triển toàn diện của các bé trong thời điểm ăn dặm. Vì thế, việc thêm vào thực đơn cháo rau củ ăn dặm cho bé nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích.

Việc nấu cháo rau củ khéo léo kết hợp thực phẩm vừa bổ sung đa dạng những dưỡng chất cho trẻ vừa kích thích vị giác khiến bé thích ăn rau củ hơn. Đồng thời, cần cho bé ăn với liều lượng phù hợp và với chế độ hợp lý tùy theo thể trạng, sức khỏe của bé. Dưới đây là một số công thức cháo rau củ ăn dặm cho bé.

Tác dụng của rau củ đối với sức khỏe của trẻ

Theo nhận định của các chuyên gia sức khỏe, các chất dinh dưỡng có trong rau củ mang đến rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe cũng như sự phát triển cả về trí não và thể chất ở trẻ nhỏ. Cụ thể:

Bổ sung dinh dưỡng

Tác dụng của rau củ đối với sức khỏe của trẻ
Rau củ có nhiều tách dụng đối với sức khỏe của bé

Rau củ và trái cây chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất, các hợp chất rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Theo đó, phụ huynh cần bổ sung rau củ cho trẻ ngay từ thời điểm bắt đầu giai đoạn ăn dặm (thường là khi tròn 6 tháng tuổi). Những loại rau củ và trái cây dễ hấp thụ, giàu dinh dưỡng có thể kể đến như:

– Cà rốt là loại rau cung chứa nhiều vitamin A có lợi cho mắt;

– Rau bina là nguồn cung cấp sắt dồi dào, giúp ngăn ngừa triệu chứng thiếu máu ở trẻ;

– Các loại trái cây họ cam, quýt,…là những loại trái cây rất giàu vitamin C – một loại vitamin có tác dụng cải thiện chức năng của hệ miễn dịch;

– Táo là loại trái cây rất có lợi trong việc tăng cường sức khỏe và mang khả năng phòng ngừa bệnh ung thư khi có chứa tới 16 loại chất chống oxy hóa Polyphenols;…

Việc đều đặn bổ sung các loại rau củ và trái cây nhiều màu sắc sẽ giúp cho trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng có lợi với sức khỏe. Đồng thời kích thích vị giác, giúp trẻ không có cảm giác kén ăn, từ chối những món ăn lạ.

Làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì

Thành phần rau củ chứa rất nhiều các loại chất xơ, ít béo và ít calo. Phụ huynh nên cho bé ăn nhiều rau củ và trái cây thay cho các loại đồ ăn nhẹ có đường hoặc các loại thức ăn có chứa chất béo. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ.

Với những lợi ích tuyệt vời mà rau củ đem lại, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ, đa dạng vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của trẻ như nấu cháo rau củ cho bé, cho trẻ ăn dặm chỉ huy với các loại rau củ mềm,…

Cho bé cháo rau củ khi nào thì hợp lý?

Trước 6 tháng tuổi, thức ăn chính của bé chính là nguồn sữa mẹ. Bắt đầu khoảng từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Ở thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, dạ dày còn yếu nên chưa hấp thụ được các loại thức ăn khô, cứng.

Vì thế, cháo xay nhuyễn chính là sự lựa chọn hợp lý để giúp bé dễ nhai, nuốt, hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng. Đây cũng là thời điểm phù hợp để các bé làm quen với cháo rau củ. Để trẻ không bị nhàm chán, mẹ nên linh động kết hợp rau củ khi nấu cháo cho bé giúp các bé cảm nhận được sự đa dạng từ thức ăn. Hầu hết chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên cho trẻ ăn rau củ trước khi tập ăn thịt, cá.

4 công thức nấu cháo rau củ cho bé ăn dặm mới tập ăn

Cháo củ cải trắng

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 100g củ cải

– 100g gạo tẻ

– 3ml dầu ăn cho bé

Cháo củ cải trắng
Cháo củ cải trắng cho bé

Cách nấu:

– Gạo vo thật sạch, cho vào cùng nước ninh nhừ (tỉ lệ 1 gạo : 10 nước).

– Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, mẹ xay hoặc băm nhỏ.

– Khi cháo đã chín nhừ thì mẹ cho củ cải vào nấu thật chín rồi tắt bếp. Cho thêm chút dầu ăn và khuấy đều tay rồi múc cháo ra bát cho bé thưởng thức.

Cháo củ dền

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 20g củ dền

– 20g khoai tây

– 40g gạo

– Dầu ô liu cho bé

Cách nấu:

– Vo gạo và cho vào nấu cháo ninh nhừ.

– Khoai tây, củ dền gọt vỏ, xắt hạt lựu, luộc sơ qua hoặc xay nhuyễn.

– Cho hỗn hợp khoai tây, củ dền vào cháo rồi tiếp tục ninh nhừ, mịn thì tắt bếp. Cho thêm chút dầu ăn để kích thích vị giác của bé.

– Múc ra bát cho bé thưởng thức.

Lưu ý: Cháo củ dền không nên nấu nhiều cho bé, mỗi lần chỉ nên nấu khoảng 1-2 thìa củ dền trong khẩu phần ăn. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 bữa. Tuyệt đối không nấu cháo củ dền cho bé dưới 6 tháng tuổi.

Cách nấu cháo bí đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 100g bí đỏ

– 1 nắm gạo tẻ, 1 năm gạo nếp

– 3ml dầu ăn cho bé

Cách nấu cháo bí đỏ
Món cháo bí đỏ

Cách nấu:

– Gạo nếp, gạo tẻ mang vo thật sạch.

– Bí đỏ gọt vỏ, thái hạt lựu hoặc băm nhỏ.

– Cho gạo tẻ và gạo nếp, bí đỏ vào nồi cùng chút nước rồi ninh nhuyễn.

– Khi cháo chín thì tắt bếp và cho dầu ăn vào đảo đều tay.

– Múc cháo ra bát cho bé thưởng thức.

Cách nấu cháo rau củ thập cẩm với đậu đỏ

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 1/2 mỗi loại quả su su, củ cải.

– 1/5 củ cà rốt

– 15 hạt đậu đỏ

– 5 quả đậu cove

– 1 nắm gạo nhỏ

Ngoài những nguyên liệu trên, mẹ có thể kết hợp rau củ tổng hợp theo ý thích hoặc khẩu vị của bé.

Cách nấu:

– Củ cải, su su, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt hạt lựu thành từng miếng.

– Đậu cove mang tước xơ và rửa sạch, cắt khúc.

– Đậu đỏ rửa sạch, ngâm cùng nước bóc vỏ.

– Gạo vo sạch và để ráo nước.

– Hấp các loại rau củ, hạt đậu riêng. Sau khi hấp xong thì mang xay nhuyễn cùng nhau.

– Gạo cho vào nồi nấu thành cháo thật nhừ.

– Khi cháo chín thì cho rau củ, hạt đậu đã xay nhuyễn vào nồi cháo đảo đều.

– Múc lượng đủ ăn cho bé thưởng thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!