Cho đến thời điểm hiện tại thì hẳn nhiên ai cũng biết và từng nghe qua căn bệnh sốt rét. Theo thống kê thì căn bệnh này đã khiến bình quân hơn 400.000 người tử vong, đặc biệt là đối với những người trẻ em nghèo ở châu Phi. Tuy nhiên việc chữa trị bệnh sốt rét dường như đã có thêm một bước phát triển vượt bậc khi mới đây, công ty dược phẩm Đức BioNTech đã thông báo sẽ thử nghiệm, ứng dụng công nghệ mRNA nhằm tạo ra loại vaccine có thể hỗ trợ điều trị căn bệnh sốt rét nguy hiểm.
Những phương pháp điều trị sốt rét hiện nay
Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium. Nó lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt.
Sốt rét thông thường là sốt rét chưa có biến chứng. Còn sốt rét ác tính là sốt rét có biến chứng. Nó dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm và có thể tử vong sau 12 giờ đồng hồ. Đối với bệnh nhân mắc bệnh sốt rét việc chẩn đoán chính xác và kịp thời vô cùng quan trọng. Lý do vì bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và đe doạ tính mạng người bệnh.
Việc chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm càng tốt để giảm bớt nguồn bệnh. Ta nên điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng: trẻ em trong vòng 12 giờ, người lớn trong vòng 24 giờ.
Một số phương pháp điều trị sốt rét là điều trị cắt cơn kết hợp với điều trị chống lây lan (diệt giao bào). Hai là điều trị chống tái phát; điều trị sốt rét biến chứng theo đúng y lệnh của bác sỹ.
Nếu trong vùng có dịch, bệnh nhân sốt rét không cần phải cách ly. Tuy nhiên bạn cần điều trị tại cơ sở y tế để đảm bảo điều trị sớm, đúng phác đồ. Sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời khi có dấu hiệu tiền ác tính hoặc ác tính.
BioNTech tiên phong thử nghiệm lâm sàng vaccine chống sốt rét
BioNTech và Pfizer đã phát triển thành công loại vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên được phê duyệt rộng rãi. Giờ đây, BioNTech dự định bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một loại “vaccine sốt rét an toàn và hiệu quả cao” vào cuối năm tới.
BioNTech cho biết, họ cũng đang tìm cách thành lập một cơ sở sản xuất vaccine mRNA ở châu Phi. Đây là một trong những khu vực đang gặp khó khăn trong việc cung ứng đủ liều vaccine Covid-19. Công ty đang làm việc với các đối tác để “đánh giá cách thiết lập khả năng sản xuất mRNA bền vững trên lục địa châu Phi để cung cấp vaccine cho các quốc gia châu Phi”. Sau khi được xây dựng; một cơ sở như vậy sẽ có thể tạo ra nhiều loại vaccine dựa trên mRNA.
BioNTech và Pfizer cho biết họ sẽ cung cấp 1 tỷ liều vaccine Covid-19 đến các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp trong năm nay và một tỷ liều nữa vào năm 2022. Tuần trước, hai công ty đã thông báo, Viện Biovac ở Nam Phi sẽ trở thành công ty đầu tiên trên lục địa này bắt đầu sản xuất vaccine Covid-19 của họ.
Trước đây, BioNTech cho biết họ đang nghiên cứu một ứng cử viên vaccine cho bệnh lao, sẽ thử nghiệm lâm sàng nhằm vào năm 2022 và các liệu pháp điều trị cho một số dạng ung thư.