Cơm cháy chà bông là món ăn vặt khoái khẩu của hầu hết mọi lứa tuổi. Tiếng cơm giòn tan rộp rộp vui tai cùng vị mằn mặn của chà bông hòa tạo nên một món ăn vặt hoàn hảo, dư vị thật khó cưỡng. Ngày mưa lạnh mà được ngồi nhà nhâm nhi miếng cơm cháy chà bông giòn rụm thì còn gì tuyệt vời hơn. Chỉ mất 5 phút cùng otot2.com ghi nhớ công thức là bạn đã có được món ăn lý tưởng cho gia đình rồi. Nào hãy xem cách làm cơm cháy chà bông dưới đây ngay nhé!
Mục lục
Nguyên liệu
- 2 bát cơm nguội
- Chà bông
- Tỏi, ớt băm nhỏ
- Hành lá thái nhỏ
- Gia vị: Nước mắm, đường, nước lọc, sa tế.
Cách làm
- Trộn đều 2 bát cơm với 1 thìa dầu ăn, sau đó cho cơm ra đĩa hoặc chảo, tạo hình tròn dẹt to hoặc chia thành từng miếng tròn nhỏ. Dàn mỏng đều cơm, không ép quá chặt để không bị vỡ khi chiên. Có thể đem cơm đã tạo hình phơi nắng khoảng 3 – 4 tiếng cho đến khi hạt cơm khô lại, khi chiên sẽ giòn, ngon hơn.
- Làm nóng ít dầu ăn rồi rưới đều lên bát hành lá đã thái nhỏ, trộn đều. Dùng nồi đó, phi thơm tỏi ớt băm, cho 2 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 3-4 thìa nước lọc, 1 thìa sa tế vào, khuấy đều đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp, cho ra bát.
- Bắc chảo lên bếp, làm nóng dầu rồi cho cơm đã tạo hình vào chiên, trở đều hai mặt cho cơm vàng đều. Nếu chiên ngập dầu thì cơm giòn đều các mặt hơn.
- Khi cơm giòn đều thì vớt ra cho ráo dầu rồi phết đều mỡ hành và hỗn hợp sốt mắm tỏi ớt lên, sau đó rắc chà bông lên là xong.
Vì sao cơm cháy chà bông là món ăn chơi đặc biệt của người Sài Gòn?
Được nhớ tới như đặc sản của người dân Nam Bộ. Nhưng ít ai biết rằng ngày xưa cơm cháy lại là món ăn không hề có chủ ý. Mà đó chính là hậu quả của việc đun lửa quá lâu khiến phần cơm bên dưới bị xém. Nên người ta gọi vui là “cơm cháy”. Sự vô tình này lại bất ngờ mang đến cho nét ẩm thực Sài Thành món ăn dân dã mà vô cùng đặc biệt.
Ngày nay, cơm cháy là thức quà vừa ngon, vừa bổ dưỡng cho tất cả mọi người. Từ người già đến trẻ nhỏ đều mê tít món ăn thi vị này. Thưởng thức cơm cháy chà bông Sài Gòn như một thú vui tao nhã có thể ăn chơi mà cũng có thể ăn no. Miếng cơm cháy giòn, khi cắn vô một miếng thì nghe cái “rụm” mới vui tai, vui miệng làm sao. Cái giòn rụm của cơm cháy giúp con người ta có thể nhai chầm chậm. Để cảm nhận được hương vị của quê hương. Một phút nghỉ ngơi giữa cái nhộn nhịp, hối hả của chốn phồn hoa đô thị.
Cơm cháy tuyệt vời nhất là khi được thưởng thức cùng những người thân yêu. Tiếng cười sảng khoái lúc quây quần bên nhau hòa cùng tiếng cơm cháy giòn tan mỗi dịp đặc biệt như lễ tết càng khiến cho món ăn này thêm ý nghĩa và khác biệt hơn.
Hương vị hoàn hảo của món cơm cháy chà bông
Để có được món cơm cháy chà bông gia truyền ngon đúng điệu thì nguyên liệu cũng không được lựa chọn sơ sài. Mà phải cẩn thận. Gạo được nấu đủ thời gian và đủ nước. Để không bị nhão, mà dẻo, hạt chắc và mây mẩy, óng ánh. Để khi chiên thì giòn rụm, bùi bùi, béo béo không bị khô cứng. Ngoài ra lớp chà bông phủ lên mặt cơm cháy cũng được lựa chọn từ phần thịt heo tươi mổ trong ngày.
Một trong những hương vị dân dã khác không thể tách rời cơm cháy Sài Gòn chính là nước mắm. Phần nước mắm rưới lên phải đặc biệt chọn loại ngon. Nước mắm cá cơm thuần được làm từ những người dân miền biển. Không pha hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi. Đó chính là bí quyết tạo nên món cơm cháy chà bông Sài Gòn ngon, sạch và bổ dưỡng.