Khoai môn và dọc mùng là hai loại thực phẩm tương đối thân quen trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Từ hai loại nguyên liệu này chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Ví dụ như canh khoai môn, canh chua dọc mùng, bún bung dọc mùng…Tuy nhiên hai loại nguyên liệu này lại không hề dễ dàng để sơ chế. Bởi đặc tính của hai loại này rất dễ gây ngứa khi chế biến hoặc thậm trí là khi ăn.
Vì vậy để có thể sơ chế và chế biến khoai môn và dọc mùng một cách đúng nhất để không bị ngứa thì bạn có thể tham khảo bài viết sau đây nhé. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn các cách cũng như các bước để sơ chế khoai môn, dọc mùng. Hãy tham khảo và áp dụng ngay nếu bạn có dự định nấu những món ăn phải sử dụng khoai môn và dọc mùng nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm: 101 cách chế biến thịt lợn
Mục lục
Một số mẹo sơ chế khoai môn
Cách 1: Luộc sơ khoai với nước muối loãng:
Hòa khoảng 2 muỗng cà phê muối vào 1 lít nước rồi cho khoai vào nồi. Bắt lên bếp đun lửa lớn đến khi nước bắt đầu sôi thì đổ khoai ra rổ, xối nước lạnh cho khoai nguội bớt và lột vỏ. Độ nóng của nước sẽ làm nhựa khoai phân hủy và không gây ngứa nữa.
Cách 2: Nướng sơ khoai
Ngoài cách luộc bạn có thể gói khoai vào giấy bạc rồi nướng sơ trong lò nướng hoặc cho khoai vào tô nước lạnh và đun trong lò vi sóng đều được.
Cách 3: Gọt khoai
Khoai mua về khoan rửa, bạn nên để nguyên đất bám vào khoai, để tay thật khô rồi gọt vỏ khoai. Gọt xong ngâm khoai vào nước muối loãng 10 phút rồi vớt ra chế biến.
Cách 4: Đeo găng tay
Đây là cách dễ dàng và đơn giản nhất để bạn tránh bị ngứa khi gọt khoai.
Các bước sơ chế dọc mùng để không bị ngứa
Vật dụng cần chuẩn bị
– Dao nhỏ
– Găng tay nilon
Các bước sơ chế dọc mùng
Bước 1: Rửa sạch cây dọc mùng cho khỏi bùn đất. Tước bỏ phần xơ phía bên ngoài như tước vỏ chuối. Sau đó dùng dao cắt hết phần bụng của dọc mùng (phần cong bên trong).
Bước 2: Sau khi loại bỏ lớp vỏ xanh dai bên ngoài, cắt dọc mùng theo miếng vừa ăn, rắc một thìa muối hạt và trộn đều, để khoảng 15 phút. Nên thái vát dọc mùng vì cây dọc mùng rất xốp và nhiều nước, thái vát giúp dọc mùng dễ vắt và dễ ngấm gia vị. Việc ngâm muối cũng giúp chúng bớt ngứa.
Bước 3: Cho nước lạnh vào chậu dọc mùng ngâm muối, rửa sạch, dùng tay vò, vắt nhẹ cho ráo nước. Bạn nên dùng găng tay nilon để vắt dọc mùng. Lúc này dọc mùng óp lại chỉ còn khoảng 1/4 so với ban đầu.
Bước 4: Đun nước sôi để chần dọc mùng. Hoặc dọc mùng ngâm 2 lần với nước muối pha đậm rồi ngâm xả vài lần với nước lạnh, đảm bảo sẽ hết ngứa
Các món ăn ngon từ khoai môn và dọc mùng
Món ăn ngon từ khoai môn
- Chè khoai môn
- Bánh khoai môn chiên
- Canh khoai môn
- Kem khoai môn
- Vịt nấu khoai
- Mứt khoai môn
Món ăn ngon từ dọc mùng
- Bún dọc mùng
- Canh chua dọc mùng
- Dưa dọc mùng
- Nộm dọc mùng
- Dọc mùng xào thịt bò
- Canh nghêu nấu dọc mùng
Trên đây là một số những mẹo sơ chế khoai môn và dọc mùng để không bị ngứa. Ngoài ra là gợi ý một số món ngon được làm từ hai nguyên liệu này. Hi vọng rằng từ bài viết đã có thể cung cấp được những thông tin hữu ích cho công việc bếp núc của bạn.
>>> Xem thêm: Cháo tôm bí xanh cho bé ăn dặm
Tổng hợp: otot2.com