Liệu ba mẹ có nên là “chỗ dựa” cho con cái đã trưởng thành?

Khi con cái lớn lên, chúng có muốn có một cuộc sống độc lập. Đặc biệt là khi con bước sang tuổi dậy thì, lúc đó đối tượng quan tâm của con dần dần chuyển từ bố mẹ sang bạn bè. Lúc này, bố mẹ không còn là “trung tâm” của cuộc sống con nữa. Vậy liệu khi con cái trưởng thành, bố mẹ có thực sự cần làm chỗ dựa cho con mình hay không? Đây là câu hỏi khiến những người bố, người mẹ băn khoăn mãi?

Với con, cha mẹ là người bạn đồng hành đáng tin cậy, là trụ cột chống đỡ mái ấm gia đình, là người cùng con khám phá hành trình trưởng thành. Khi lớn lên, những điều mà bố mẹ cần làm để động viên, khích lệ tinh thần con cái là gì? Khi con gặp khó khăn, bố mẹ có nên làm “chỗ dựa” đê giúp đỡ con?

Ba mẹ day dứt vì không biết liệu có nên hay không nên giúp con

Joshua Coleman cho rằng cảm giác day dứt và tội lỗi của cha mẹ có thể khiến họ gặp khó khăn trong việc biết khi nào nên và không nên hỗ trợ con cái. Cảm giác này làm nảy sinh các vấn đề cơ bản:

  • Khiến cha mẹ cho đi nhiều hơn là mức cần thiết – mức tốt cho đứa con đã trưởng thành.
  • Cha mẹ cảm thấy như thể mình phải mãi mãi bù đắp và phần nào chịu trách nhiệm cho những khó khăn mà con cái phải trải qua.
  • Người con nảy sinh suy nghĩ rằng cha mẹ có trách nhiệm phải gánh vác, bù đắp cho những gì đang diễn ra trong cuộc sống của họ.
  • Cha mẹ thường xuyên nảy sinh cảm giác vô vọng, bất lực và cho rằng mình làm không đủ tốt, hoặc buồn bã, khi con cái không đánh giá cao lòng tốt của mình.
Bình tĩnh nói với con những gì bạn sẵn sàng hoặc không sẵn sàng hỗ trợ
Nói chuyện, chia sẻ cùng con cái để khuyến khích con

Những điều cha mẹ nên làm

Theo tiến sĩ Joshua Coleman, cha mẹ nào cũng yêu thương con. Tuy nhiên, việc giúp đỡ con đã trưởng thành không giống với việc giúp con khi con là đứa trẻ. Do đó, cha mẹ nên làm những việc sau:

Chia sẻ với con những điều kiện mình có thể hỗ trợ

Không đổ lỗi, chỉ trích hay cảm thấy tội lỗi. Ví dụ, cha mẹ nên nói: “Ba/mẹ sẵn sàng giúp đỡ con trong những điều kiện sau đây” hoặc “Ba/mẹ hiểu tại sao con cảm thấy như vậy. Nhưng ba/mẹ không thể làm điều đó” thay vì nói “Tất cả những gì con muốn là đòi hỏi và đòi hỏi”. Nên bình tĩnh để chia sẻ cho con biết rằng chúng đang nói chuyện với bạn theo cách khiêu khích hoặc thiếu tôn trọng. Nên giải thích với con rằng bạn biết con có điều cần nói và sẵn sàng lắng nghe, với điều kiện con không sử dụng giọng điệu thù địch hoặc đe dọa.

Đưa ra những lý do nếu bạn không có điều kiện giúp đỡ

Cũng không nên chỉ trích con. Nên cứng rắn và chỉ ra cho con thấy khả năng của mình. Đồng cảm với những gì con đang cảm nhận và nêu ra những lý do bạn cho là hợp lý trong hoàn cảnh, thay cho sự từ chối hỗ trợ. Kiểm soát cảm xúc của bạn thay vì kiểm soát cảm xúc của con. Cha mẹ nên nói có hoặc không dứt khoát thay vì phàn nàn hoặc kỳ vọng.

Bất kể nguyên nhân là gì, cha mẹ luôn rất khó để nói không với con mình vì lòng yêu thương. Vì mong muốn được con cái đáp lại tình cảm đó. Trong trường hợp bạn sẵn sàng để giúp đỡ con cái; hãy làm điều đó bằng tình yêu thay vì đồng ý với lời phàn nàn hay buộc tội. Điều đó làm giảm sức mạnh món quà mà bạn trao vào tay con.

 

Đừng để bản thân bị "tống tiền"
Yêu thương, giúp đỡ con cái trong điều kiện cho phép

Hãy nói “Không” nếu bạn không đủ điều kiện giúp con cái

Trong trường hợp bạn không đủ khả năng để giúp đỡ con, hãy sẵn sàng để nói “Không”. Tiến sĩ Joshua Coleman nhấn mạnh, cha mẹ tuyệt đối không nên dốc trọn tiền tiết kiệm cho tuổi già để giúp đỡ con cái. Bạn cũng có thể nói “Không” ngay cả khi bạn đủ khả năng hỗ trợ. Nếu thái độ của con không đáp ứng mong muốn của bạn về sự tôn trọng. Đừng bao giờ nên cảm thấy day dứt về điều đó. Bạn chỉ cần xem xét các yếu tố sau:

  • Sự giúp đỡ của tôi sẽ giúp con trưởng thành hơn hay trở nên phụ thuộc hơn?
  • Sự giúp đỡ nên là vô điều kiện, hay có điều kiện?
  • Cách nhìn nhận của tôi về con có đúng và phù hợp với bối cảnh hiện tại hay không?

Những điều ba mẹ cần nói khi con cái trưởng thành

Con cái trưởng thành nghĩa là bạn đã hoàn thành việc nuôi dạy bằng tất cả khả năng. Nhưng điều này không có nghĩa là con cái không cần bạn nữa. Bạn sẽ phải đấu tranh để tiếp tục mối quan hệ với con bạn khi chúng đã trưởng thành. Làm cha mẹ ở giai đoạn nào cũng khó. Bây giờ con bạn đã lớn. Nhưng chúng vẫn cần cha mẹ nhiều như vậy. Hãy nói những lời khích lệ mỗi ngày cho cuộc sống con bạn. Mối quan hệ của bạn và con cái sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Dưới đây là một số điều mọi đứa con cần nghe từ cha mẹ:

 “Cha mẹ yêu con”

Với tư cách là cha mẹ, bạn cần giúp đỡ và hướng dẫn con đưa ra những quyết định đúng đắn. Con bạn dù trưởng thành vẫn có nhu cầu cơ bản là được cha mẹ yêu thương. Ngay cả khi bạn đã nói câu này nhiều lần khi con còn nhỏ; chúng vẫn cần nghe bạn nói yêu thương khi đã trưởng thành. Có thể nói, “cha mẹ yêu con” ngụ ý rằng bạn sẽ luôn ở đây vì con.

“Cha mẹ chấp nhận con”

Phần lớn bất hạnh trên thế giới xuất phát từ những người đấu tranh để tìm kiếm giá trị và vị trí của họ trong xã hội. Phải cho con bạn cảm nhận rằng cha mẹ chấp nhận chúng cho dù chúng có như thế nào đi nữa. Nếu không, con phải vật lộn với cảm giác không được chấp nhận khi trưởng thành. Chúng phải tìm đến những người khác – không phải cha mẹ mình để chứng tỏ giá trị của mình.

 "Cha mẹ yêu con"
Hãy nói những lời yêu thương với con cái

“Con là một người thành công.”

Trong xã hội, thành công thường được đo lường bằng số tiền chúng ta kiếm được; quy mô ngôi nhà chúng ta đang sống hoặc con cái chúng ta thành công như thế nào. Con bạn vẫn cần được công nhận ngay cả khi trưởng thành. Khi cha mẹ nói rằng con là một người thành công, con sẽ không bị rơi vào cái bẫy so sánh bản thân với người khác. Vì vốn không cần phải so sánh.

Lời kết

Việc quyết định hỗ trợ đến mức nào cho đứa con đã trưởng thành có thể không dễ dàng với mọi bậc cha mẹ. Trong khi nhiều đứa trẻ trưởng thành và có một sự nghiệp tốt và trở thành chỗ dựa tinh thần, vật chất cho cha mẹ, xã hội có không ít hoàn cảnh ngược lại: Con cái trưởng thành vẫn không ngừng đòi hỏi, hầu như không biết ơn cha mẹ. Thậm chí coi sự hỗ trợ của cha mẹ như một lẽ tất nhiên. Theo tiến sĩ tâm lý học Joshua Coleman (Mỹ), cha mẹ nên biết khi nào thì nói không và khi nào nên nói đồng ý với những yêu cầu được giúp đỡ của con cái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!