Nên làm gì để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở người già?

Các bệnh về hệ tiêu hóa rất phổ biến ở người cao tuổi với tỷ lệ mắc cao làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi cũng từ đó mà bị giảm sút nghiêm trọng. Ngoài các bệnh xương khớp thông thường, người cao tuổi thường gặp các vấn đề về tiêu hóa. Vì cùng với tuổi tác, hệ thống miễn dịch và các chức năng của cơ thể sẽ suy giảm dẫn đến hệ tiêu hóa bị rối loạn. Cũng giống như các bệnh khác, các bệnh về hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Bài viết này giới thiệu các bệnh về hệ tiêu hóa của người già và biện pháp phòng ngừa các bệnh về hệ tiêu hóa của người già.

Rối loạn tiêu hoá ở người cao tuổi có những dạng nào?

Rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi có nhiều dạng, điển hình là:

  • Tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đôi khi dẫn đến bỏ bữa. Nguy hiểm hơn là nhiều người cao tuổi mắc chứng rối loạn tiêu hóa đến mức mất hẳn cảm giác thèm ăn và đói.
  • Dạng thứ hai của rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi là tình trạng đầy bụng, đầy hơi, chướng bụng, phân lỏng hoặc không thành khuôn khi đi ngoài khi ăn những thức ăn nhiều đạm hay dầu mỡ. Chính điều này gây ra tâm lý ngại ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá, sữa…
  • Ngoài ra biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi cũng có thể là táo bón thường xuyên. Tình trạng này xảy ra do thói quen và chế độ ăn uống chưa hợp lý (ăn ít rau quả, ít uống nước,…).
Rối loạn tiêu hoá ở người cao tuổi có những dạng nào?
Nhiều người cao tuổi mắc chứng rối loạn tiêu hóa đến mức mất hẳn cảm giác thèm ăn và đói

Nguyên nhân nào gây nên chứng rối loạn tiêu hóa?

Do người già thường chán ăn, mệt mỏi và thường bỏ bữa. Chủ yếu gây ra hiện tượng này là do sự suy thoái dần của hệ tiêu hóa bởi tuổi tác. Biểu hiện sự giảm bài tiết dịch vị. Do bộ phận tiêu hóa dần dần bị teo xơ nên người già thường bị nghẹn. Điều này khiến sự co bóp của đường tiêu hóa cũng sẽ bị giảm. Nhất là các cơ ở thực quản (có thể do u chèn ép). Do hệ thống cơ của hệ tiêu hóa và các men tiêu hóa bị suy giảm một cách đáng kể. Từ đó dẫn tới các tình trạng như sôi bụng, đầy hơi, đi ngoài phân nát không thành khuôn. Hiện tượng này sẽ càng nặng hơn khi ăn thức ăn nhiều mỡ, nhiều đạm

Do mắc một số bệnh mạn tính như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh về dạ dày – tá tràng. Bệnh sa dạ dày gây nhiều phiền phức do NCT ít vận động; cơ dạ dày và cơ thành bụng đã bị suy giảm đáng kể. Làm cho người bệnh lúc nào cũng thấy đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn; cảm thấy mệt mỏi và tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Biện pháp ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả

Biện pháp ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả
Chế độ ăn đảm bảo vệ sinh, tránh những thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn
  • Chế độ ăn đảm bảo vệ sinh, tránh những thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn.
  • Hạn chế mỡ động vật, thay vào đó sử dụng dầu ăn.
  • Không nên ăn quá nhiều loại thịt đỏ khó tiêu ví dụ như thịt bò, thịt trâu…
  • Cung cấp một số chất đạm dễ tiêu cho cơ thể như tôm, cá, thịt lợn…
  • Không nên sử dụng các loại thức ăn chế biến dạng gỏi hoặc tái. Gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng…
  • Khi ăn nên tránh vừa ăn vừa nói chuyện hoặc vừa xem ti vi sẽ dễ gây sặc, nghẹn..,.
  • Không nên uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích.
  • Dung nạp rau quả nhiều chất xơ, rau xanh, ngũ cốc, đu đủ, chuối, cam…

Đồng thời cần vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng, thường xuyên xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ bắp, đi bộ, hít thở … Nếu người cao tuổi không tự làm được thì nên có sự hỗ trợ của gia đình. Người có điều kiện và sức khỏe còn tốt thì nên đi bộ hoặc chơi các môn thể thao đơn giản (cầu lông, bơi).

Nếu bị tiêu chảy thường (không do nhiễm khuẩn), cần được bổ sung nước và chất điện giải bằng cách uống nhiều nước (nước gạo rang) hoặc tốt nhất là uống dung dịch oresol. Nếu tiêu chảy cấp, cần cho người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và xác định bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!