Đa số người già khi bị suy giảm thính lực thì sẽ không bị điếc hoàn toàn, tuy nhiên điếc ở người già biểu hiện sự suy giảm âm thanh một cách đáng kể, khi cơ thể bị lão hoá thì người già mới thực sự gặp rất nhiều khó khăn khi mắc phải căn bệnh này. Bệnh điếc ở người cao tuổi thường do sự thoái hóa các tế bào thần kinh thính giác ở tai trong, nhưng cũng có thể do những thay đổi ở tai giữa hoặc những thay đổi phức tạp dọc theo đường dẫn thần kinh thính giác đến não. Điếc ở người cao tuổi là bệnh phổ biến thứ hai, chỉ đứng sau bệnh khớp vậy nên cần có biện pháp phòng ngừa bệnh điếc tốt nhất.
Mục lục
Bệnh điếc ở người già là gì?
Ở cùng lứa tuổi nam giới thường bị điếc nặng hơn nữ giới, tùy vào môi trường sống và các điều kiện khác nhau mà tình trạng điếc xảy ra sớm muộn hay nặng nhẹ khác nhau ở từng người. Người già khi bị điếc thường có xu hướng cảm giác mình bị cô lập, cô đơn, cho rằng bị mọi người bỏ ngơ, ko quan tâm nên dễ dấn tới tình trạng bị tự kỉ, trầm cảm.
Bệnh điếc cũng được phân loại thành 4 loại chính sau:
– Điếc cảm giác: thường phát triển chậm và xuất phát từ tai giữa, loại hình điếc này bị ảnh hưởng bởi những âm thanh ở tuần suất cao.
– Điếc do thần kinh: thường do yếu tố di truyền và biểu hiện khá muộn. Bệnh xuất hiện cùng với chứng sa sút thần kinh, suy giảm thần kinh, trí nhớ, khó phối hợp chân tay.
– Điếc chuyển hóa: Thường xuất hiện một cách tự nhiên cho những người ở tuổi trung niên.
– Điếc do ốc tai: Thính lực đồ chỉ kết quả âm thanh ở dạng đối xứng và xu hướng dốc dần xuống.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh điếc ở người già?
– Xơ cứng tai (otosclerosis): Xơ cứng tai thường xảy ra ở màng nhĩ thường và tỉ lệ di truyền từ 50-60%. Căn nguyên của bệnh là do sự cứng khớp của các xương dẫn truyền, truyền âm thanh trong bộ phận nghe của tai giữa nên dẫn tới điếc dẫn truyền. Đôi khi hệ thống thần kinh ốc tai cũng bị ảnh hưởng, dẫn tới điếc tiếp nhận.
– Điếc do chất độc: Thực chất bản thân chúng ta thường vô tình làm nhiễm độc tai bằng việc uống một số thuốc có các thành phần gây độc cho tai như các kháng sinh họ aminoglycoside như streptomycin, kanamycin, neomycin, gentamycin, tobramycin, amikacine và viomycin, các thuốc lợi tiểu ethacrynic và furosemide, salicylates, quinine và chloroquine.
Salicylate liều cao gây điếc nhưng có thể hồi phục, kèm theo có ù tai, chóng mặt. Ethacrynic acid dùng đường tĩnh mạch có thể gây điếc thường xuyên và nếu có dùng kèm với aminoglycoside sẽ làm điếc trầm trọng hơn. Furosemide có thể gây điếc tạm thời…
Không nên sử dụng các thuốc độc cho tai đối với người già. Đặc biệt là những người đã bị điếc hoặc suy thận. Trong những trường hợp như vậy; nên làm thính lực đồ ngay khi bắt đầu dùng thuốc và lập lại để theo dõi và ghi nhận những thay đổi liên quan với thuốc. Các tổn thương ở tiền đình thì xảy ra âm thầm; nhất là ở những bệnh nhân nằm lâu.
– Khối u ảnh hưởng thính giác: Một số khối u gần cơ quan thính giác có thể gây điếc.
Triệu chứng điếc ở người lớn tuổi
Các triệu chứng ban đầu của mất thính lực ở người già thường bắt đầu từ việc không thể nghe được âm cao. Người lớn khó khăn hơn khi nghe giọng của phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, họ cũng gặp nhiều trở ngại khi nghe tạp âm hoặc giọng nói dù rõ ràng.
Một số triệu chứng khác có thể gặp phải gồm có:
- Cảm giác âm thanh rất lớn.
- Khó nghe ở khu vực ồn ào.
- Tiếng chuông ngân trong tai (biểu hiện của ù tai).
- Tăng âm lượng tivi, radio hơn mức bình thường.
- Không hiểu hết cuộc hội thoại qua điện thoại.
Khi phát hiện người thân trong gia đình xuất hiện triệu chứng trên, bạn nên đưa người nhà đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và hướng dẫn biện pháp khắc phục.
Cách kiểm tra phát hiện bệnh điếc ở người già
– Weber test: Âm thoa 512 Hz đặt ở giữa đường ở trán. Người bình thường sẽ nhận được dao động đều nhau ở hai tai. Người bị điếc dẫn truyền sẽ nhận được dao động lớn hơn ở bên bị bệnh.
– Rinne test: Cần âm thoa đặt ở xương chũm và ấn đều; và sau đó âm thoa được đặt phía trước ống tai ngoài. Thông thường, âm dao động sẽ được nghe lớn hơn ở ống tai ngoài (không khí dẫn truyền âm thanh lớn hơn xương). Nếu ngược lại thì là điếc dẫn truyền.
– Thính đồ toàn bộ: Đánh giá âm đơn và người tiếp nhận lời nói và màng nhĩ đồ. Nguồn đối với âm đơn ở khoảng cách 1 hoặc 1/2 octave thì đạt được tần số từ 250 – 8000Hz. Các xét nghiệm được thực hiện bởi cả bằng dẫn truyền không khí hoặc dẫn truyền qua xương (đường âm thoa đặt ở xương chũm).
– Ngưỡng tiếp nhận ngôn ngữ: Được xác định như là mức độ mà người bệnh có thể nhận ra đúng 50% các từ đôi có dấu nhấn tương đương (ví dụ cowboy). Người tiếp nhận lời nói nên ở khoảng 10 dB của trung bình âm đơn.
Cách phòng bệnh điếc cho người già
Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất sắt
Các thầy thuốc Anh phát hiện thấy ở người chuyển sang tuổi già; hàm lượng sắt trong máu thấp hơn rõ rệt so với người bình thường. Hệ thống máu biến đổi. Các vi ti huyết quản ở tai bị hẹp đi, mất tính đàn hồi, máu khó chảy qua. Các tế bào hồng cầu dần dần trở nên cứng hơn.
Tế bào hồng cầu cứng sẽ dễ làm tắc các vi ti huyết quản. Gây khó khăn cho tuần hoàn máu trong tai. Cộng thêm sự thiếu chất sắt trong cơ thể; năng lực chuyên chở oxy của tế bào hồng cầu bị giảm sút. Làm cho tế bào thính giác trong tai thiếu chất dinh dưỡng. Qua đó sinh bệnh điếc. Nếu bổ sung thêm chất sắt thì có thể làm giãn mạch máu; làm mềm các tế bào hồng cầu, bảo đảm tai được cung cấp đủ máu. Qua đó ngăn chặn tình trạng giảm thính lực ở người cao tuổi. Các thầy thuốc đề nghị, ngay từ tuổi trung niên trở đi. Nên ăn thêm các thức ăn giàu chất sắt như: mộc nhĩ đen, gan động vật, thịt nạc, rau cần, rau chân vịt…
Ăn nhiều thức ăn chứa chất kẽm
Nguyên tố kẽm (Zn) có tác dụng vô cùng quan trọng đối với thính lực. Hàm lượng kẽm ở ốc tai cao hơn hẳn so với bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể; nhưng khi ngoài 60 tuổi thì giảm đi rõ rệt, gây trở ngại cho hoạt động chức năng của ốc tai. Bởi vậy, khi sang tuổi trung niên nên ăn cá, đậu nành, rau cải, cà rốt, các loại hải sản, là thực phẩm chứa nhiều kẽm.