Caffeine có tác dụng loại đào thải ra nước và canxi ra khỏi cơ thể, hai chất này vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu. Hơn nữa, cơ thể con người mỗi ngày chỉ dung nạp được một lượng caffein nhất định nên việc lạm dụng loại nước giải khát này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé. Cà phê là một loại đồ uống có chứa caffein thường được sử dụng để kích thích sự tập trung và giảm mệt mỏi vào buổi sáng ở nhiều người. Tuy nhiên, đối với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, họ cũng rất lo lắng về tác động tiêu cực của thức uống này đối với sức khỏe thai nhi. Uống cà phê khi mang thai có thực sự tốt không?
Mục lục
Bà bầu có được uống cà phê không?
Bà bầu uống cafe được không? Sau hàng thập kỷ tranh cãi, người ta vẫn chưa thống nhất được giới hạn chính xác lượng caffeine mà một mẹ bầu có thể sử dụng an toàn trong ngày. Tuy nhiên, những nghiên cứu từ trước đến nay đều không tán đồng việc uống cà phê trong thời kỳ mang thai vì gây hại cho thai nhi.
Mẹ bầu có nhu cầu cà phê quá lớn nên làm như thế nào?
Để thay đổi một thói quen là điều không hề dễ dàng. Do đó mẹ bầu cần nhận thức xem thói quen uống cà phê của mình xuất phát từ đâ. Để có thể thay đổi được nó bằng một thói quen lành mạnh hơn như:
– Đối với người thích uống đồ nóng sau khi thức dậy. Thì có thể thay cà phê bằng một cốc nước ấm và thích nghi với sự thay đổi này
– Người nghiện tác dụng kích thích hưng phấn của cà phê. Hãy thử tập thể dục để kích thích tuần hoàn máu và tốt cho thai nhi hơn
– Vị ngọt nhẹ trong cà phê có thể thay thế bằng các loại nước hoa quả hoặc sinh tố
– Trường hợp uống cà phê như một thói quen lúc rảnh rỗi. Có thể thay thế bằng các sở thích lành mạnh khác như đi dạo, xem phim, nghe nhạc,…
Quan trọng nhất người mẹ cần ý thức rằng mình đang mang thai. Và 9 tháng là khoảng thời gian không quá dài so với lợi ích về trí thông minh, sức khỏe của đứa trẻ sau này. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ nghỉ đầy đủ là những thứ cơ bản nhất mà mẹ có thể làm cho trẻ trong giai đoạn mang thai.
Những tác hại của cà phê
Ảnh hưởng đến tim gan bé
Các nghiên cứu mới đây về tác động của cafein đến sự phát triển của bào thai cho thấy. Chất này có thể làm tăng nhịp tim đồng thời gây hại cho gan của thai nhi.
Rất hại cho máu
Cafein còn có thể gây ra tác động chuyển hóa giống với adrenaline. Hormone xuất hiện khi cơ thể bị stress, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng thai nhi.
Có thể gây dị tật cho thai nhi
Một số bằng chứng cho thấy sự gia tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi khi người mẹ sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa cafein. Ngoài ra, kết quả của một nghiên cứu đăng trên American Journal of Obstetrics and Gynaecology phát hiện. Các em bé có mẹ uống cà phê khi mang thai thường có nguy cơ bị bệnh bạch cầu tăng 20%. Nếu bà bầu uống nhiều hơn 2 cốc cà phê mỗi ngày. Thì nguy cơ này tăng lên tới 60% và 72% nếu uống 4 cốc cà phê mỗi ngày.
Gây ra béo phì
Mới đây nhất, các nhà khoa học thuộc Đại học Gothenburg (Thụy Điển) đã công bố kết quả nội dung nghiên cứu cho thấy. Bà bầu uống cà phê dù chỉ 1 hoặc 2 tách mỗi ngày cũng có thể khiến tương lai bé cưng phải chịu rủi ro bị béo phì ở tuổi đi học.
Theo hãng tin IANS, nghiên cứu thực hiện với sự tham gia của 50.943 phụ nữ mang thai. Con của các bà mẹ này được theo dõi sau khi sinh cho đến khi lên 8 tuổi. Kết quả là số trẻ 5 tuổi bị thừa cân hay béo phì ở nhóm có mẹ nạp nhiều cafein nhất cao hơn 5% so với nhóm có mẹ nạp ít cafein nhất.
Có thể bị sảy thai
Theo nghiên cứu công bố rộng rãi vào năm 2008, bà bầu uống cà phê hơn 200mg mỗi ngày có nguy cơ sẩy thai gấp 2 lần phụ nữ không dùng cafein.
Gây chết phôi thai
Nghiên cứu ở Đan Mạch chỉ ra rằng bà bầu uống cà phê hơn 8 cốc mỗi ngày trong khi mang thai sẽ có nguy cơ bị phôi thai chết cao gấp 2 lần phụ nữ không dùng cà phê. Như vậy, với thắc mắc bà bầu có nên uống cà phê không thì câu trả lời là không nên uống các mẹ bầu nhé.
Cách uống để an toàn cho thai nhi
Theo phân tích, lượng cafein của bà bầu từ 3-4 tách mỗi ngày không ảnh hưởng đến trọng lượng, chiều cao, vòng đầu, não bộ, thần kinh của trẻ khi chào đời. Denis Henshaw, giáo sư danh dự về ảnh hưởng của bức xạ tới con người tại Đại học Bristol.
Chia sẻ quan điểm: “Tôi không nghĩ các thai phụ nên từ bỏ cà phê. Nhất là với những người nghiện cà phê, việc này có thể khiến họ khó chịu hoặc trầm cảm. Nhưng vì đã có cảnh báo, nên họ nên hạn chế lượng uống vào”. Phân tích về tình trạng hấp thu và phân hủy cà phê của người mang thai cho thấy:
– Vào giữa thai kỳ, thời gian bán phân hủy của cà phê sẽ là 7 giờ
– Cuối thai kỳ, lượng cafein bị lưu giữ lâu hơn trong cơ thể thai phụ là 10 giờ
– Phụ nữ không mang thai, 1/2 số lượng cafein sẽ được phân hủy hết sau từ 2,5-4,5 giờ.
Lời kết
Dựa trên phân tích đó có thể thấy, nếu bà bầu uống 1-2 cốc cà phê mỗi ngày. Hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi. Vì cơ thể người mẹ sẽ phân hủy và đào thải ra ngoài hết. Ngược lại, nếu bà bầu uống nhiều (quá 4-5 cốc) nhất là uống cà phê đặc có thể gây say, mất ngủ, kích thích hưng phấn quá mức về cảm xúc. Tim đập nhanh và ngăn cản sự hấp thu các chất như canxi, sắt gây hại cho thai kỳ.
Cơ quan sức khỏe quốc gia Anh (NSH) khuyên thai phụ chỉ nên uống 200mg cafein mỗi ngày. Tương đương 1,5 cốc cà phê pha phin hoặc 2 cốc cà phê hòa tan. Như vậy nếu bạn thắc mắc bà bầu uống cà phê sữa được không thì câu trả lời là có thể uống. Với liều lượng không quá 2 cốc mỗi ngày nhé.
Bà bầu uống cà phê có thể giúp đầu óc tỉnh táo. Sau những đêm mất ngủ vì chứng ốm nghén thai kỳ. Tuy nhiên, cà phê không tốt cho sức khỏe của thai kỳ. Nếu bạn uống nhiều còn có thể gây hại cho thai nhi. Vì thế để giữ an toàn cho em bé trong bụng, bà bầu tốt không không nên uống cà phê hoặc quá ghiền thì chỉ nên uống không quá 1 ly cà phê phin hoặc không quá 2 ly cà phê sữa mỗi ngày nhé.