Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giàu betaine và choline tốt cho tim mạch. Trứng cũng rất giàu vitamin D, giúp ngăn ngừa loãng xương, còi xương. Nhiều người Việt cho rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ sinh con thông minh hơn, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng được không?
Chỉ số IQ của trẻ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ, việc bổ sung sắt, axit folic khi mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống, trình độ học vấn và nhiều yếu tố khác chứ không phụ thuộc vào việc có nên ăn nhiều trứng ngỗng hay không. Cùng tìm hiểu xem phụ nữ có thai nên ăn trứng ngỗng như thế nào nhé!
Mục lục
Dinh dưỡng từ trứng ngỗng
So với trứng gà, trứng vịt giàu calo hơn, tỉ lệ cholesterol trong trứng vịt cũng cao gấp đôi. Do đó những người có tiền sử tim mạch nên hạn chế. Tuy nhiên trứng vịt giàu vitamin và khoáng chất hơn hẳn trứng gà, đặt biệt là canxi, sắt, choline, B12… Rất tốt cho việc phòng chống bệnh thiếu máu, riêng choline giúp phát triển não bộ ở trẻ.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra, với người có sức khoẻ bình thường. Việc ăn 1 quả trứng gà/ngày không có vấn đề gì với sức khoẻ. Trong 1 quả trứng, hầu hết các chất dinh dưỡng tập trung ở lòng đỏ. Lòng trắng chứa nhiều cholesterol hơn lòng đỏ.
Ngay cả người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng. Vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên với những người có huyết áp cao và mỡ máu cao chỉ nên ăn 2-3 lần trứng trong một tuần.
Bà bầu ăn trứng ngỗng được không?
Xét theo thành phần dinh dưỡng, trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5%. Tuy nhiên, nếu tính đến những chất dinh dưỡng khác. Trứng ngỗng lại “thua thiệt mọi mặt” so với trứng gà, nhất là hàm lượng vitamin A.Cụ thể, hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng khoảng một nửa so với trứng gà. Trong trứng ngỗng, hàm lượng cholesterol và lipid cao hơn trứng gà, nhưng đây lại là những chất không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Nếu xét riêng về thành phần dinh dưỡng, thực tế, trứng ngỗng không tốt như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thậm chí, so với trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng còn ít dinh dưỡng và khó ăn hơn rất nhiều. Hơn nữa, hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lợi ích của trứng ngỗng đối với sự phát triển trí thông minh của thai nhi trong bụng mẹ.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, nếu muốn bé thông minh. Bên cạnh việc bà bầu ăn trứng ngỗng, thai phụ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo… Thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh. Mẹ chỉ nên xem đó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Tuy nhiên, thay vì ăn trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích nhiều hơn.
Bà bầu ăn trứng ngỗng bao nhiêu là đủ?
Mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol. Hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu. Vì thành phần dinh dưỡng không có gì nổi bật của chúng. Nên mẹ bầu không cần phải cố gắng ăn trứng ngỗng theo các quan niệm dân gian mẹ bầu nhé. Với trứng ngỗng khi ăn mẹ bầu cũng nên chế biến chín hoàn toàn để dùng.
Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?
Trứng ngỗng lành tính. Do đó, bà bầu ăn trứng ngỗng vào bất kỳ thời gian nào trong thai kỳ mà không cần phải băn khoăn về tác động của chúng đối với sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của bé nhé.
Cách chế biến
Trong thai kỳ của mình, mẹ nên “ăn chín, uống sôi”, có nghĩa là nếu mẹ có sở thích ăn trứng hồng đào thì mẹ nên dừng ngay lại. Vì những vi khuẩn chưa chết hẳn có thể “hồi sinh” và xâm nhập vào cơ thể, gây nguy hại cho thai nhi. Vậy cách ăn trứng ngỗng khi mang thai thế nào là chuẩn cũng quan trọng không kém chuyện bà bầu có nên ăn trứng ngỗng hay không.
Cách luộc trứng ngỗng cho bà bầu
– Rửa sạch trứng trước khi luộc.
– Nhẹ nhàng cho trứng vào trong nồi.
– Đổ nước lạnh vào nồi, đổ theo kiểu từ trên đỉnh quả trứng xuống. Cho nồi lên bếp và đun sôi.
– Khi nước sôi, cho thêm xíu muối (giúp trứng dễ bóc vỏ khi chín và sát khuẩn trứng), hạ nhiệt và đậy vung.
– Luộc trong khoảng 13 phút.
Lưu ý khi bà bầu ăn trứng ngỗng
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, với cách chế biến trứng ngỗng cho bà bầu này lại thiếu vệ sinh. Bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nước sôi để nguội để ngâm trứng chín thay vì nước lã.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu cảm thấy “ngán đến tận cổ” món trứng ngỗng luộc thì “biến tấu” với trứng ngỗng. Với các món salad, chiên, chiên lá hẹ, chiến nấm đùi gà với cách thực hiện tương tự như trứng gà.
Bà bầu ăn gì cho con nhanh trí?
Muốn tăng cường trí thông minh cho bé. Ngay từ khi mang thai, thay vì thắc mắc bà bầu có nên ăn trứng ngỗng. Thì mẹ nên chú ý bổ sung các dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Trước và trong khi mang thai, mẹ nên chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể. Để giúp hạn chế nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở trẻ. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, giai đoạn xây dựng nền móng cho sự phát triển của con. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein, canxi và sắt.
Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu như: súp lơ, đậu phộng, các loại đậu, các loại trái cây có nhiều múi, cá hồi, trứng, thịt bò… Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các loại axit béo vì đây là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu phát triển não. Tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều omega 3, DHA, ARA, canxi, vitamin A, C…
Mẹ nên ưu tiên các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật. Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu axit béo có lợi, mẹ không thể bỏ qua. Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn phát triển não một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, mẹ bầu không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu axit béo như dầu oliu, hạt hướng dương, hạnh nhân…