Bán trà sữa online giữa Covid-19 sau khi rời Tp. HCM

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến cuộc sống của nhiều người bị ảnh hưởng. Không chỉ vấn đề việc làm, thu nhập bị tác động mà cả những thú vui ăn chơi cũng bắt buộc phải trì hoãn. Thậm chí, trong những ngày giãn cách xã hội thì một cốc “tà tưa” quả là một điều xa xỉ. Tuy nhiên, gác lại âu lo, chúng ta vẫn có thể thay đổi để thích nghi. Đồng thời, tận dụng khoảng thời gian này để làm những điều không tưởng. Ví thử như câu chuyện bán trà sữa online giữa mùa dịch Covid-19 của bạn trẻ tên Phương này chẳng hạn.

Sau khi nhận được bằng thạc sỹ, Yến Phương rời thành phố Hồ Chí Minh về Cà Mau để chuẩn bị cho kỳ thi công chức. Tuy nhiên, tình hình dịch kéo dài khiến mọi kế hoạch đổ bể và phải trì hoãn. Sẵn thời gian rảnh, cộng với cơn thèm trà sữa, cô gái xắn tay vào bếp và mày mò bán trà sữa online.

Tranh thủ bán trà sữa online khi kế hoạch bị trì hoãn

Khó tìm quán trà sữa ưng ý nên tự học cách làm theo công thức trên mạng rồi mở tiệm online ở quê. Đó là câu chuyện của một bạn trẻ tên Phương trong mùa giãn cách.

Tranh thủ bán trà sữa online khi kế hoạch bị trì hoãn
Phạm Yến Phương (26 tuổi) rời thành phố HCM về quê bán trà sữa online

Đầu tháng 5, Phạm Yến Phương (26 tuổi) rời TP.HCM do dịch Covid 19. Trở về quê ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, cô chuẩn bị cho kỳ thi công chức. Tuy nhiên, kế hoạch nghỉ ngơi vài ngày ở nhà cùng gia đình bỗng kéo dài thành 3 tháng. Lý do là bởi dịch Covid-19 bùng phát.

Kế hoạch thi cử, tìm việc làm tạm thời bị trì hoãn. Yến Phương nảy ra ý tưởng mở tiệm trà sữa online. Mỗi tuần chỉ mở bán một lần cho người thân, bạn bè và người dân địa phương.

Khi bạn thèm trà sữa mà lại phải giãn cách xã hội

3 tháng trước, Phạm Yến Phương (26 tuổi) trở về quê chờ thi công chức và nán lại nhà để tránh dịch cho tới giờ.

Chia sẻ với Zing, Yến Phương nói cô vốn sống và học tập ở TP.HCM suốt 8 năm qua. Cô mới lấy bằng thạc sĩ hồi cuối năm ngoái. Như nhiều bạn trẻ khác, cô cũng yêu thích món trà sữa. Vì thế, cô luôn mua thức uống này về thưởng thức.

Khi trở về quê, cô khó lòng tìm được tiệm trà sữa ưng ý. Tận dụng thời gian ở nhà tránh dịch, Yến Phương tự tìm công thức trên mạng. Sau đó, cô tự mày mò làm thử.

“Vài lần đầu, mình chỉ làm theo bản năng. Do chưa biết gia giảm cho vừa miệng nên thành phẩm không được hoàn hảo lắm. Thỉnh thoảng trà sẽ bị ngọt quá. Hay là nặn trân châu chưa đẹp, quá lửa nên không được dai. Nhưng sau 2 tháng nghỉ dịch, mình thuần thục lắm rồi”. Cô cười, nói.

Bán trà sữa online giữa dịch Covid-19 vì đam mê

Yến Phương càng làm càng say mê. Số thành phẩm cũng ngày một đa dạng, phong phú hơn. Căn bếp trong nhà trở thành “xưởng trà sữa” thu nhỏ. Lúc nào cũng thơm mùi trà, sữa và bột đường. Thấy con gái miệt mài nấu nướng, mẹ Yến Phương khuyên cô thử mở tiệm online. Sau đó giao trà sữa cho người thân, bạn bè những ngày giãn cách.

Tự làm trà sữa rồi bán online giữa dịch Covid-19 chỉ vì đam mê
Căn bếp đầy các loại topping, đường, bột, trà

“Mẹ thấy mình làm nhiều loại topping. Nấu rồi nặn kỳ công quá. Vì thế, mẹ gợi ý mình mở tiệm online gỡ vốn. Mình có nhiều thời gian rảnh. Bản thân cũng muốn có việc làm trong lúc chờ dịch qua đi. Vì thế mình đã đăng bài lên mạng xã hội, chia sẻ với bạn bè”

Nấu nướng giúp bản thân thêm tích cực

Yến Phương cho biết mỗi tuần cô chỉ bán trà sữa một lần. Mục đích vốn chỉ nhằm thỏa mãn sở thích nấu nướng. Đồng thời, có thêm việc làm trong thời gian ở nhà tránh dịch. Cô chia sẻ mình nấu nướng vì sở thích cá nhân. Việc mở tiệm chỉ để bản thân được hoạt động nên không đặt nặng lời lãi.

“Thú thực, dịch bệnh kéo dài khiến nhiều kế hoạch mình dự tính bị ảnh hưởng. Vì thế, bản thân cũng cảm thấy áp lực. Việc mày mò nấu nướng ở nhà giúp mình thỏa mãn sở thích uống trà sữa. Đồng thời, giảm bớt căng thẳng và kiếm thêm được chút ít”. Cô nói.

Hiện, tỉnh Cà Mau đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nhằm phòng dịch Covid-19. Do đó, Yến Phương cũng phải tạm dừng việc kinh doanh nhỏ. Cô hy vọng dịch bệnh sớm qua để tiếp tục những dự định còn dang dở của mình.

“Với nhiều người, khoảng thời gian này không hề dễ dàng gì. Mình cảm thấy may mắn vì vẫn có thể làm việc mình thích. Vì thế, bản thân mình luôn cố gắng học cách thích nghi. Đồng thời, nhìn về khía cạnh tích cực để vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!