Chia sẻ những bài thuốc dân gian giúp trị bệnh rối loạn tiền đình tại nhà vô cùng đơn giản

Hoa mắt, chóng mặt cảm giác như đang bị say sóng được Đông y gọi là chứng huyễn vựng. Căn bệnh này thường xuất hiện khi chúng ta mắc một số bệnh như cảm cúm, ngộ độc thực phẩm, chấn thương vùng đầu, mất máu, mất ngủ kéo dài… Rối loạn tiền đình là căn bệnh dẫn đến trạng thái mất cân bằng trong tư thế và là một căn bệnh thuộc huyễn vựng. Bệnh rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến và ngày càng gia tăng ở nước ta. Căn bệnh này gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Bài viết này giới thiệu đến bạn đọc những bài thuốc dân gian chữa bệnh rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản mà hiệu quả.

Bệnh rối loạn tiền đình

Nếu hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh tật, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng này dưới đây:

  • Chóng mặt.
  • Mất cân bằng và mất phương hướng không gian.
  • Rối loạn thị lực.
  • Thay đổi thính giác.
  • Thay đổi nhận thức và / hoặc tâm lý.

Bệnh rối loạn tiền đình không đến mức gây nguy hiểm chết người nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí nhiều người mất khả năng lao động. Vì vậy, tìm ra biện pháp chữa trị căn bệnh này là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những phương pháp đơn giản có thể tự thực hiện tại nhà.

Bệnh rối loạn tiền đình không đến mức gây nguy hiểm chết người
Bệnh rối loạn tiền đình không đến mức gây nguy hiểm chết người

Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình bằng ngải cứu

Ngải cứu không chỉ là một loại rau quen thuộc mà còn là vị thuốc có nhiều công năng hiệu quả trong một số bệnh, trong đó không thể không kể đến bệnh rối loạn tiền đình. Người bệnh tiền đình nên thực hiện theo cách sau: lấy một bó ngải cứu kết hợp với 1/3 rổ lá khuynh diệp và 1/3 rổ lá bưởi, tất cả rửa sạch rồi cho hết vào một cái nồi, đổ nước vừa ngập, sau đó đun sôi khoảng 15- 20 phút. Dùng chúng để xông hơi khoảng 20 phút.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể làm món ăn từ ngải cứu vừa ngon miệng; vừa có tác dụng giảm triệu chứng của rối loạn tiền đình rất tốt. Gợi ý cách làm món óc heo hấp ngải cửu cực hấp dẫn:

  • Làm sạch óc heo, chần qua nước sôi.
  • Lá ngải cứu rửa sạch và thái nhỏ.
  • Cho óc heo và lá ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy trong khoảng 40 phút. Thêm ít rau diếp cá vào và tắt bếp.
  • Bạn nên ăn nóng và ăn liên tục trong vòng 7 ngày.

Bài thuốc trị rối loạn tiền đình bằng mộc nhĩ

Mộc nhĩ là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của gia đình Việt. Không chỉ rất thơm ngon, đây cũng là một vị thuốc được Đông y đánh giá là hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Dưới đây là bài thuốc chữa rối loạn tiền đình cực đơn giản từ mộc nhĩ, người bệnh có thể áp dụng tại nhà. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: mộc nhĩ, thịt nạc thăn, táo tàu và gừng.

Cách làm theo các bước như sau:

  • Mang thịt nạc thăn rửa sạch và cắt thành lát mỏng.
  • Mộc nhĩ đem ngâm cho đến khi nở ra, bạn mang rửa sạch rồi thái chỉ.
  • Bỏ tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi cùng với nước vừa đủ và bắt đầu nấu.
  • Đun đến khi sôi, bạn có thể nêm thêm một số gia vị để vừa ăn.
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình bằng mộc nhĩ
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình bằng mộc nhĩ

Ăn đều đặn món canh nà vào mỗi buổi sáng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ mang đến công dụng giúp thông mạch, cải thiện dần những triệu chứng của bệnh tiền đình.

Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình bằng lá đinh lăng

Đinh lăng nổi tiếng từ xưa đến nay với công dụng hoạt huyết dưỡng não, lưu thông khí huyết. Nhờ đó, lá đinh lăng cũng hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình. Như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, … Người bệnh nên học ngay cách làm dưới đây để áp dụng, rất đơn giản mà hiệu quả khá tốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá đinh lăng mang rửa sạch. Sườn chặt miếng vừa ăn và rửa bằng nước muối rồi tiếp tục rửa kỹ bằng nước sạch.
  • Mang sườn ướp với các loại gia vị như: Hành khô, hành lá, hạt tiêu, nước mắm, muối, đường… trong vòng 15 phút.
  • Cho sườn vào nồi và hầm lửa nhỏ. Tới khi sôi thì bạn nên hớt bớt bọt để nước trong hơn.  Tiếp tục hầm cho tới khi sườn chín mềm mới cho lá đinh lăng vào.
  • Đun tiếp khoảng 5-10 phút tới khi mùi thơm của lá đinh lăng tỏa ra thì tắt bếp rồi múc ra ăn.

Chữa rối loạn tiền đình bằng phương pháp tự nhiên

– Ngâm chân bằng nước nóng: Cách này rất đơn giản mà có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa chứng chóng mặt rất hiệu quả.

– Day ấn huyệt: Bạn dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan,  tam âm giao… mỗi lần từ 5 – 10 phút. Cách này có tác dụng kiện tỳ, định thần để giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.

– Đi bộ 30 phút mỗi ngày

Chữa rối loạn tiền đình bằng phương pháp tự nhiên
Chữa rối loạn tiền đình bằng phương pháp tự nhiên

– Tự xoa bóp: Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu,… bạn dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, hai bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút. Làm vậy sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.

  • Xoa trán.
  • Xoa sau gáy.
  • Xoa hai ổ mắt.
  • Xoa đỉnh đầu.
  • Xoa và đánh trống mang tai

– Tập vẩy tay

Mẹo chữa rối loạn tiền đình bằng phục hồi chức năng (Vật lý trị liệu)

Đây là một trong những phương pháp chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc phổ biến và hiệu quả nhất. Phương pháp vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Làm gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi lại, lắc lư hay xoay chuyển.

Bài tập thể dục dựa vào thói quen- mẹo chữa rối loạn tiền đình đơn giản: Mục tiêu của bài tập là giảm chứng rối loạn tiền đình thông qua việc tiếp xúc nhiều lần với các cử động cụ thể gây kích thích. Bài tập được thiết kế ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, gây ra triệu chứng chóng mặt. Theo thời gian và nhờ sự kiên trì của bệnh nhân, chứng rối loạn tiền đình sẽ giảm dần khi bộ não của chúng ta quen dần với sự kích thích.

Bài tập ổn định với mắt: Bài tập giúp cải thiện khả năng kiểm soát chuyển động của mắt để bệnh nhân có thể nhìn rõ trong quá trình chuyển động. Ví dụ về một bài tập ổn định với mắt: Bệnh nhân di chuyển đầu liên tục qua lại hai bên hoặc lên xuống trong vài phút.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!