Sự lão hóa của sụn khớp dễ dẫn đến tình trạng đau nhức xương và đi lại khó khăn cho người cao tuổi. Đau nhức xương khớp là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, nhất là khi thời tiết trở lạnh đột ngột. Đau nhức xương khớp của người già ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày của họ. Thậm chí, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi quả bài viết này.
Mục lục
Bệnh đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là tình trạng xuất hiện các cơn đau, cứng khớp, sưng, nóng ran ở bất kì khớp xương nào trên cơ thể. Đây là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp. Thường gặp ở người cao tuổi và những người lao động nặng nhọc. Đau nhức toàn thân dẫn đến cơn đau tại nhiều vị trí như: vùng cổ, vai gáy, thắt lưng, khớp tay, khớp gối, mắt cá chân, gót chân, các ngón chân…
Bệnh đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
Người lớn tuổi rất dễ mắc các bệnh về xương khớp như: Loãng xương, thoái hóa sụn khớp, thoái hóa đốt sống, thoái hóa khớp gối… Chất lượng xương và sụn khớp suy giảm theo thời gian. Càng lớn tuổi, sức khỏe xương khớp càng đi xuống. Sụn khớp bị mòn dần đi, làm giảm độ linh hoạt của các cơ xương, đi lại khó khăn. Ở phụ nữ mãn kinh, sự suy giảm nội tiết tố nữ làm hạn chế khả năng hấp thụ canxi vào xương; dễ dẫn đến loãng xương hơn ở nam giới. Những người đã từng có chấn thương xương khớp, béo phì, mắc các bệnh về chuyển hóa cũng ảnh hưởng đến khớp xương khi về già.
Đa số khi ngoài 50 tuổi, con người bắt đầu cảm thấy các dấu hiệu lão hóa của xương khớp. Xuất hiện những cơn đau nhức mỏi xương khớp thường xuyên, khớp co cứng vào buổi sáng,; đau lưng và xương khớp khi thay đổi thời tiết… Các bệnh lý về xương khớp cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Dễ dẫn đến gãy xương ngay cả khi gặp phải chấn thương nhẹ.
Biện pháp điều trị đau nhức xương khớp cho người già
Thuốc điều trị loãng xương: Một số loại thuốc điều trị loãng xương cho người cao tuổi như: Vitamin D dùng 800 – 1.000 IU/ngày với những người từ 50 tuổi trở lên. Vitamin D giúp tăng khả năng hấp thụ canxi. Bisphosphonate: Các bisphosphonate được chia làm hai nhóm gồm: bisphosphonate không có amin và bisphosphonate có amin (pamidronate).
Thuốc điều trị thoái hóa khớp: Một số thuốc điều trị thoái hóa khớp cho người cao tuổi như là thuốc chống viêm không steroid. Đó là celecoxib, etoricoxib, meloxicam, diclofenac. Thuốc chống viêm giảm đau chỉ sử dụng trong đợt tiến triển của bệnh. Lưu ý, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ cho dạ dày, ruột, thận, tim mạch…
Phòng ngừa bệnh đau xương khớp ở người già hiệu quả
Chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên
- Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như: Tôm, cua, ốc, sữa, phô mai…
- Ăn nhiều thực phẩm chứa axit béo omega 3 như: các loại hạt, cá…
- Ăn nhiều các loại rau xanh để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ví dụ: rau cải xanh, rau chân vịt, rau cải xoăn…
- Bổ sung thêm vitamin C và vitamin D…
Người già nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh… Để vừa duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp; vừa duy trì cân nặng cơ thể ở mức phù hợp. Vận động giúp bôi trơn các khớp và nuôi dưỡng sụn khớp, bảo vệ khớp giúp cân bằng; nâng cao sức khỏe, ngăn chặn các cơn đau, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và giảm mệt mỏi. Không khí lạnh cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức xương khớp ở người cao tuổi. Vì thế, người cao tuổi cần giữ ấm cơ thể. Hạn chế ra ngoài khi trời lạnh để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến xương khớp.
Không nên giữ quá lâu một tư thế để tránh nguy cơ mắc bệnh xương khớp
Các chuyên gia cho biết, bên cạnh việc vận động, ăn uống để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối để giảm áp lực cho xương, bạn cũng nên tránh việc giữ quá lâu một tư thế. Do đặc thù công việc chẳng hạn như lái xe, ngồi sửa đồ, may quần áo hoặc dân văn phòng phải thường xuyên ngồi làm việc với máy tính,… khiến cho nhóm người này phải ngồi quá lâu, giữ quá lâu một tư thế làm tăng áp lực lên hệ thống xương khớp, đồng thời khiến khí huyết khó lưu thông, dễ bị tắc mạch, teo cơ và loãng xương.
Như vậy, không nên ngồi quá lâu, thay vào đó bạn chỉ nên ngồi hay đứng tối đa 90 phút. Sau đó nên đứng dậy, đi lại vận động nhẹ nhàng, ép giãn. Đồng thời xoay các khớp cổ tay cổ chân và khớp vai,… Không nên nghỉ ngơi trên giường quá lâu. Một số trường hợp, phẫu thuật xương khớp nên bắt buộc phải nghỉ ngơi tại giường. Tuy vậy bạn không nên nằm yên bất động, thay vào đó hãy vận động những khớp tự do. Chẳng hạn, nếu bạn phẫu thuật cột sống thì có thể vận động các khớp tay khớp chân khi đang nằm nghỉ ngơi tại giường.
Bên cạnh những trường hợp trên, rất nhiều bệnh nhân cao tuổi thường có xu hướng nằm quá lâu, ít vận động khiến cho các khớp bị cứng, bị dính và tăng mức độ loãng xương, thậm chí teo cơ và bị loét ở những vùng tì đè. Việc này sẽ khiến cho quá trình điều trị rất khó khăn.