Bạch chỉ là cây thảo dược sống lâu năm, có vị cay nồng, hơi ngọt, tính ấm, ít độc. Xuyên khung được coi là vị thuốc quý của Đông y, có tác dụng chữa sốt hậu sản, nhức đầu, thổ huyết, hoa mắt, chóng mặt … Xuyên khung bạch chỉ là hai dược liệu có trong y học cổ truyền và có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập khẩu từ thế kỷ trước. Hai loại thảo dược này khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo có thể chữa được rất nhiều bệnh và có vô số công dụng mà chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc chữa các loại bệnh.
Mục lục
Tìm hiểu xuyên khung bạch chỉ
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii), bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) là hai vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã được di thực vào nước ta từ thế kỷ trước. Xuyên khung vị cay, tính ôn, có công năng hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau; dùng trị kinh nguyệt bế tắc, nhức đầu hoa mắt, cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), sốt cao, rét nhiều, mồ hôi không ra được, hoặc phong thấp, nhức mỏi cơ thể, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau. Ngoài ra, thành phần tinh dầu của xuyên khung còn có tác dụng an thần, hưng phấn trung khu hô hấp… Những người có chứng âm hư hỏa vượng không nên dùng.
Bạch chỉ cũng có vị cay, tính ấm. Với công năng giải biểu hàn, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết, trừ mủ (làm tống mủ ra), sinh cơ, giảm đau; dùng trị cảm mạo phong hàn, sốt cao, rét nhiều, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm xoang, đau răng, mụn nhọt sưng tấy, vết thương có mủ… Gần đây người ta đã phát hiện bạch chỉ còn làm giãn động mạch vành tim nên có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, nhuận cơ và hoãn giải được chứng đau thắt ngực. Nước sắc bạch chỉ còn ức chế trực khuẩn đại tràng, lỵ, thương hàn, mủ xanh, lao… Những người có chứng hư, uất hỏa, mắc bệnh sốt xuất huyết cũng không dùng được bạch chỉ.
Tại sao trong y học cổ truyền lại hay sử dụng cặp xuyên khung bạch chỉ?
Xuyên khung có vị cay, tính ấm, quy vào 3 kinh phế, đởm và tâm bào. Có tác dụng đuổi phong tà, giảm đau, lý khí hoạt huyết dùng cho các trường hợp kinh nguyệt không đều, đầu nhức hoa mắt, cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), sốt cao, rét nhiều, ngực bụng đầy chướng, bán thân bất toại, chân tay co quắt, ung thư. Những người âm hư hỏa vượng không được dùng.
Bạch chỉ có vị cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng phát biểu khứ phong, thẩm thấp, hoạt huyết bài nùng sinh cơ, giảm đau, dùng để làm thần kinh hưng phấn, làm huyết trong cơ thể vận chuyển nhanh chóng, làm thuốc thư gân, ra mồ hôi, chữa nhức đầu, bệnh về đầu, mặt, xích bạch đới, thông kinh nguyệt. Thường dùng bạch chỉ làm thuốc giảm đau, chữa nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, đau răng, còn dùng làm thuốc cầm máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam. Như vậy, hai vị xuyên khung bạch chỉ đều quy vào kinh phế. Nóó tác dụng trừ phong, hoạt huyết, chữa các bệnh về đầu, mặt. Vậy nên thường phối hợp xuyên khung bạch chỉ để điều trị cảm mạo phong hàn, nhức đầu hoa mắt, bế kinh.
Việc sử dụng chung 2 vị thuốc xuyên khung bạch chỉ mang lại lợi ích gì?
Kết hợp 2 vị thuốc xuyên khung bạch chỉ với nhau giúp giảm cảm hàn. Dùng cho các bệnh do phong hàn gây ra, biểu hiện đau đầu. Chủ yếu đau đầu phần trán, đau nhức xương lông mày; hốc mắt hoặc đau mắt mà nước mắt tràn ra. Hành huyết, điều kinh Giúp giảm hiệu quả các triệu chứng cảm cúm: sốt, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
Chia sẻ một số bài thuốc cổ phương kết hợp bộ đôi xuyên khung bạch chỉ
Chữa cảm cúm, sốt gai rét, nhức đầu ê ẩm, thân thể đau mỏi, cửu vị khương hoạt thang
Chữa cảm cúm, sốt gai rét, nhức đầu ê ẩm, thân thể đau mỏi: Bạch chỉ, xuyên khung mỗi vị một lượng bằng nhau. Tán thành bột, mỗi lần uống 2-3g, ngày 3-4 lần uống với nước nóng hoặc rượu cho ra mồ hôi.
Cửu vị khương hoạt thang: Khương hoạt, cam thảo, phòng phong, thương truật mỗi thứ 6g, tế tân 4g, xuyên khung, bạch chỉ, sinh địa, hoàng cầm mỗi thứ 8g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm đau nhức các khớp xương (có thấp).
Trị đau đầu (nhiều trước trán)
Dùng Xuyên khung phối hợp Thạch cao (sống ), Tế tân, Cúc hoa. (Do phong hàn: thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Phòng phong, Do phong nhiệt thêm Cúc hoa, Bạc hà, Liên kiều. Do phong thấp thêm Bạch chỉ, Khương hoạt, Thương truật, Cảo bản, Do huyết ứ thêm Hồng hoa, Đào nhân, Đương quy, Xạ hương
Xuyên khung, Kinh giới đều 12g, Bạc hà 24g, Phòng phong 4g, Tế tân 3g, Khương hoạt, Bạch chỉ đều 6g, tán nhỏ trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g uống với nước chè. Khu phong thanh âm gồm: Bạch chỉ 12g, Xuyên khung 4g, Phòng phong 12g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Sài hồ 8g, Kinh giới 8g, Cam thảo 4g: sắc nước uống.
Những ai không nên dùng Xuyên khung
- Phụ nữ có thai: xuyên khung nếu không sử dụng cần thận theo lời khuyên và sự theo dõi nghiêm ngặt của bác sĩ sẽ dẫn đến nguy cơ bị sảy thai rất cao.
- Những chị em có lượng máu ra nhiều trong kỳ kinh nguyệt cũng không nên dùng. Với trường hợp này khi dùng có thể gây mất máu. Đặc biệt, những người kinh nguyệt quá nhiều thì cần thật sự thận trọng khi sử dụng. Bởi có thể sẽ bị xuất huyết dưới da và nội tạng.
- Người có tiền xử dị ứng với xuyên khung.
- Người bị đờm do bị hen suyễn.
- Người bị ra mồ hôi đêm.
- Khô miệng, khô họng.
- Đầy bụng, tỳ hư, chán ăn.
Những ai không nên dùng bạch chỉ
- Dị ứng với thành phần của bạch chỉ
- Buồn nôn, nôn ói do hỏa
- Người có thể âm hư, hỏa vượng, huyết nhiệt
- Khí hư đới hạ ra nhiều
- Lậu hạ
- Đau đầu do huyết hư, hỏa vượng
- Mụn nhọt, mụn đầu đinh chưa vỡ miệng
- Đang bị tổn thương khí huyết
- Sốt xuất huyết