Bệnh tim mạch là một trong những bệnh không lây nhiễm nhưng có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam. Khi mạch máu trở nên cứng và kém đàn hồi thì tim sẽ làm việc nhiều hơn, nếu tình trạng này tiếp diễn lâu ngày sẽ khiến cơ tim dày lên và gây ra bệnh tim mạch cho người già. Việc hiểu rõ một số triệu chứng thường gặp của bệnh tim mạch sẽ là cơ sở để mọi người có thể phát hiện bệnh sớm hơn. Từ đó thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngoài ra người cao tuổi cũng nên bổ sung một số kiến thức về phòng tránh bệnh tim mạch để nâng cao sức khoẻ cho bản thân.
Mục lục
Người cao tuổi dễ mắc bệnh về tim
Trong quá trình lão hóa, cấu trúc của tim bị biến đổi. Có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều. Các van tim cũng bị thoái hóa. Nó không còn thực hiện tốt chức năng dẫn đến các bệnh van tim. Tình trạng xơ vữa; biến đổi cấu trúc mạch máu làm thành mạch dày lên còn lòng mạch hẹp lại. Đó là nguyên nhân của đột quỵ. Thêm vào đó, mạch máu của người cao tuổi cũng giảm độ đàn hồi cần thiết. Là một trong những cơ chế gây bệnh tăng huyết áp. Đồng thời, buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vào động mạch. Đó là những lý do khiến người cao tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch.
Điểm qua những bệnh tim mạch ở người cao tuổi thường gặp
Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch. Khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.
Những thay đổi này dẫn đến các bệnh lý như:
- Cao huyết áp.
- Xơ vữa các mạch máu gây thiếu máu cơ tim; thiếu máu não.
- Nặng hơn là gây ra nhồi máu cơ tim; đột quỵ não.
- Rối loạn nhịp tim. Suy tim.
Bệnh tim mạch ở người già xuất hiện do đâu?
Khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi. Gây xơ vữa mạch máu. Từ đó khiến lòng mạch máu hẹp lại, tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não. Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên. Áp lực chảy tăng lên, gây ra bệnh tăng huyết áp. Đây là một trong bệnh tim mạch ở người già thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.
Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động cật lực hơn cả về sức co bóp lẫn tần số tim, tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thành tim bị dày lên, trong khi các mạch máu (có cả động mạch vành tim) bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.
Khi gặp các triệu chứng như: đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, … cần nhanh chóng đưa người cao tuổi đến bệnh viện hoặc các sở sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe.
Điều trị bệnh tim ở người già có gì khác?
Hệ tuần hoàn cũng như các hệ thống khác trong cơ thể người già đều suy giảm về chức năng; các bệnh lý về tim mạch, huyết áp,…không chỉ do tuổi tác, tự phát, mà có thể còn do quá trình sống với nhiều thói quen không hợp lý khiến cho việc điều trị bệnh tim ở người già trở càng trở nên phức tạp.
Trong điều trị nội khoa
Tỷ lệ người lớn tuổi bị các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp, phì đại lành tính tuyến tiền liệt,…lại cộng thêm các bệnh lý mãn tính do thoái hóa như xương khớp, bệnh gan mạn, bệnh thận mạn tính… Việc sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc để điều trị các bệnh trên không chỉ yêu cầu để ổn định các bệnh mạn tính đó mà còn phải rất thận trọng để tránh tương tác thuốc, nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với người già, bị nhiều bệnh cùng một lúc cũng tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Một bệnh trở nặng có thể kéo theo bệnh lý khác tiến triển. Do đó, nếu không được chăm sóc và điều trị phù hợp, sẽ không thể giữ được sức khỏe dài lâu.
Đối với điều trị ngoại khoa
Điều trị nội khoa đã phức tạp, nếu như người già bị bệnh tim. Đặc biệt là bệnh tim mãn tính dẫn đến suy tim mà cần điều trị ngoại khoa thì lại phức tạp hơn rất nhiều lần. Nếu cần phẫu thuật ngoại khoa, thì cần chọn giải pháp nào tối ưu nhất có thể. Theo các tiêu chí:
- Thời gian phẫu thuật: Người già là đối tượng có khả năng chịu đựng thấp hơn bình thường. Do đó, nếu phẫu thuật mổ hở, kéo dài; gây mê toàn thân và mất máu nhiều thì khó có thể chịu đựng được.
- Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn: Phương pháp phẫu thuật hiện đại, môi trường càng vô khuẩn, vết mổ nhỏ thì càng ít phải dùng kháng sinh dự phòng.
- Thời gian phục hồi: Càng sớm càng tốt.
Do đó, điều kiện cần phải có để điều trị hiệu quả bệnh tim ở người già là có một giải pháp phù hợp.
Cách phòng bệnh tim mạch ở người già
- Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh ăn nhiều chất béo, vì chất béo sẽ làm cho lượng cholesterol trong máu cao. Khi tình trạng cholesterol trong máu cao sẽ đóng mảng ở thành mạch máu, gây ra xơ vữa động mạch, dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim.
- Người lớn tuổi nếu bị béo phì cần giảm cân để phòng ngừa các bệnh tim mạch ở người già.
- Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy, tăng đông máu và gây tổn thương thành mạch… Uống nhiều rượu làm tăng triglyceride sẽ đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Tăng cường vận động cơ thể để giúp tăng tiêu hao năng lượng; hạ nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp. Việc vận động sẽ làm tăng sức mạnh của cơ bắp. Từ đó giúp tim và mạch máu tăng tính đàn hồi tốt và dẻo dai. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người không thường xuyên hoặc không vận động sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn so với người chăm chỉ tập luyện và vận động, rèn luyện cơ thể.
- Cần hạn chế và tránh bị căng thẳng, stress. Khi bị stress, sẽ khiến nhịp tim tăng và làm tăng huyết áp.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi, cần thường xuyên khám và kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, khoảng 6 tháng một lần.